8 thg 6, 2012

BÀ NGOẠI

Truyện ngắn: Lê Bá Hạnh

Bà ngoại tôi một tay chèo chống vượt nhiều thác ghềnh mới giữ được cơ nghiệp và trả giá bằng sinh mạng của chính mình. Vì thế chúng tôi sinh ra đã không được nhìn thấy bà ngoại, không được chia quà, không được nghe kể chuyện...

Ông bà ngoại hiền lành chịu khó. Nhà mấy mẫu ruộng đủ thóc ăn cả năm. Sào vườn gần nhà trồng rau xanh mùa nào thức ấy... Mấy sào vườn dâu đủ cho tằm ăn cả lứa. Chuồng lợn một năm hai lứa; cùng mấy chục nén tơ tằm bán đi là tiền để dành...


4 thg 6, 2012

XÂY DỰNG NHÀ DÂN

Những nguy cơ tiềm ẩn do “Điếc không sợ súng”

KTS: Trần Yên Nguyên


Tình trạng phổ biến hiện nay trên toàn Quốc là hầu như toàn bộ nhà dân được xây dựng bởi những người thầu khoán (không cần có thiết kế) mà phần lớn họ không có bằng cấp và không mấy người trong số họ hiểu biết về kết cấu công trình, về kỹ thuật thi công. Người làm đã liều nhưng người ở lại còn liều hơn bởi họ đâu có biết để mà sợ!!!


1 thg 6, 2012

TRAO ĐỔI VỀ THƠ LỤC BÁT

TRAO ĐỔI VỀ THƠ LỤC BÁT
( Bài phỏng vấn Nhà thơ Trịnh Anh Đạt )


                Họa sĩ Lê Bá Hạnh, Nhà thơ Trịnh Anh Đạt, Nhà văn dịch giả Ngọc Châu (Từ trái sang)
 foto: Khâu Lệ Hoa



LBH: Là một gương mặt thơ Hải Phòng, được cố Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi yêu mến gọi là “:- Người có duyên với thơ lục bát” anh có suy nghĩ gì về thể thơ truyền thống của dân tộc ta, giữa thời hiện đại ?

TAĐ: Dù hiện đại đến mấy, loài người có chinh phục được mặt trăng, sao Hỏa, sao Kim, thì việc duy trì sự sống vẫn phải cậy nhờ vào khí trời... Thể thơ truyền thống của dân tộc ta nói như Xuân Diệu " Là hơi thở của người Việt Nam”. Phạm Tiến Duật cụ thể hơn “ Câu lục hít vào, câu bát thở ra...” Đã là người Việt Nam ai cũng thuộc, thuộc rất nhiều thơ 6/ 8. Nó trở thành một di sản văn hóa có tính kế thừa: Cụ hát ru bà, bà hát ru mẹ, mẹ hát ru ta. Ta lớn lên từ bầu sữa và lời ru của mẹ, mà lời hát ru chỉ có thể dùng thể 6/ 8 mà thôi.