Nước mắm Cát Hải và mẹ tôi
Thứ Bảy, 21/11/2009 09:24
(Bài dự thi) - Hãng nước mắm Vạn Vân thế kỉ trước đã lừng danh Bắc, Trung, Nam cùng 57 chủ tư nhân làng nghề đã “...hợp doanh”... rồi lên xí nghiệp... nay là Công Ti Cổ Phần... NƯỚC MẮM CÁT HẢI.
Nước mắm Cát Hải vẫn duy trì công nghệ thủ công truyền thống, hàng năm sản xuất mấy triệu sản phẩm cung cấp cho xã hội và xuất khẩu, chất lượng ổn định, mẫu mã bao bì được hoàn thiện tối đa - có quai xách thuận tiện như túi hàng Tết tuyệt đẹp- Đã nhận được giấy bảo hộ thương hiệu trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, và đang xúc tiến sang thị trường Hoa Kì... Ngay ở các tỉnh phía Bắc đã có 50 đại lí tiêu thụ sản phẩm, khôi phục lại thương hiệu đã một thời hoàng kim.
Chẳng bù cho hơn chục năm trước, tìm mua được chai nước mắm chính “hãng” khó như trúng số độc đắc (nếu không có người thân giúp đỡ)
Mẹ tôi trong bữa ăn không bao giờ thiếu bát chấm: Nước mắm Cát Hải. Nhiều nàng dâu chàng rể, đi xa về gần bao giờ cũng mang theo thứ quà mẹ yêu thích và không ít lần rắc rối (?)
Ngày còn bao cấp, nhân một ngày giỗ chị dâu lớn phóng xe đạp gần trăm cây số về đến nhà, vượt lên dốc vào ngõ thì kiệt sức mất đà ngã nghiêng ra lối đi, chai nước mắm đập vào hòn đá giập vỡ, chị như chợt tỉnh cơn mê vội quên hết mọi thứ, hai tay bưng hứng lấy phần đáy chai còn lại rồi khóc nức nở như chính chị đứt từng khúc ruột. Mẹ là người thương quý chị nhất nhưng sự việc đến quá bất ngờ. Mẹ lẳng lặng xách đến năm bảy thùng nước kì cọ rửa sạch hết mùi nước mắm mới thôi. Cả năm ấy mẹ làm ăn thận trọng như chờ đợi một tai hoạ hay một sự trừng phạt nào sẽ bất ngờ ập đến.
Một lần anh tôi cẩn thận đổ hết nước mắm vào can nhựa, (va chạm nào cũng không thể vỡ được) nên cứ yên tâm để dành, nhưng không ngờ khi sờ đến thì không còn là nước mắm mà là thứ nước cống rãnh hôi thối. Anh tôi chết lặng người như vừa bị thôi miên hay nghĩ sai về người mua giúp đã nhầm lẫn. Nhưng mẹ thì bình tĩnh đổ hết vào nồi đặt lên bếp đun sôi, để nguội, lọc qua hai lớp vải, nước mắm lại vàng ươm sánh như mật, đóng vào chai thuỷ tinh để ăn dần. Mẹ nói, có thể anh tôi đã sơ suất: chỉ để sót lại nửa giọt nước lã còn dính trong can cũng làm hỏng tất cả ...
Tôi biết nhiều doanh nghiệp cũng muốn có thứ nước chấm chất lượng cao đã “cải tiến” sử dụng những hoá chất cho con cá chóng nhuyễn nhừ rút ngắn thời gian quay vòng một chu kì sản phẩm và độn thêm nhiều loại cá tạp nham để tăng thêm khối lượng, rồi phù phép những gia vị và hương liệu đánh lừa như hàng chính “hãng” (phân biệt được chỉ nhờ vào lương tâm người bán ?) những tác hại thì không ai lường trước được? Chính thằng tôi đã ham rẻ mấy giá đã bước vào cái bẫy ấy, đã may mắn gặp được người quen mới thoát ra được. Hú vía!
Một lần về quê, tôi tìm mua quà cho mẹ, rất may gặp người thân, mua được mấy chai nước mắm ngon chính hãng, mừng quá, thế là lấy quần áo quấn từng chai một, ấn vào balô con cóc, hai tay vung vẩy miệng huýt sáo, bước lên tàu hoả hạng sang, tháo balô để lên giá vẫn đặt hành lý, rút quyển sách ra đọc... Theo số ghế có lẽ tôi là người lên muộn nhất, sau mấy phút im lặng, mọi người nhăn mũi khìn khịt rồi ngơ ngác, người nọ nhìn người kia như tự hỏi: “Mùi gì lạ thế nhỉ”...
Một bàn tay gạt chân tôi ra chỗ khác, như tìm kiếm vật gì rơi dưới sàn. Mắt không rời quyển sách, tôi nhấc cả hai chân, vẫn không có vật thể lạ nào đáng chú ý. Mấy anh “Tây Balô” rời ghế lên đầu toa cho đến khi tàu kéo còi lăn bánh lao đi vun vút lúc ấy mọi người mới ngồi yên trong ghế…
Tàu vào ga, mọi người nhộn nhạo xuống ăn quà và tôi xách balô vào quán uống nước. Bà chủ quán rót nước mà nhìn tôi chằm chằm: “Chú ngoài đó mới dô hả, có nước mắm Cát Hải bán cho tui một ít…”
Thì ra cái mùi nước mắm ở balô của tôi đã làm cả toa tàu sửng sốt, mà bây giờ bà chủ quán nước vẫn nhận ra. Về nhà mở ra mới biết nút chai đã dỉ nước mắm ra đẫm cả quần áo, chị dâu tôi vội mang đi ngâm để giặt mà mãi cũng khônng hết mùi. Mẹ tôi chỉ xuýt xoa tiếc của, mỗi chai đã vơi mất non nửa. Bộ quần áo vào tay mẹ ngày hôm sau đã thơm tho như trước.
Huyện đảo Cát Hải được thiên nhiên ưu đãi, phơi được muối, đánh được cá. Ông Đoàn Đức đã bốn thế hệ nấu nước mắm, cái lưỡi đạt đến độ tinh tế chính xác như máy đo ở phòng thí nghiệm, lại kèm theo cái khứu giác và thị giác đến chuẩn mực... Cùng những kinh nghiệm nhìn trời đất mây gió, nghe thời tiết, sắp có giông mưa là phải che đậy cho kịp hàng ngàn chum vại, một sơ suất nhỏ là cả lô “cá chượp” hỏng hết; đó là công nghệ thủ công, truyền thống: người thợ sáng mở nắp chum khuấy đảo, đánh nhừ thịt cá và xương cá , chiều tối đậy ủ lại cứ như thế một năm sau mới thành nước mắm đến tay người tiêu dùng: mùi thơm thật đặc trưng, nước trong sánh như mật, cắm tăm, thả hạt cơm không chìm...
Có lẽ thế, mẹ tôi cầm đến chai nước mắm lúc nào cũng nâng niu thận trọng, không bao giờ cho phép rơi rớt dù là một giọt, bữa ăn nào mẹ cũng rót ra vừa đủ, như đong gạo để nấu cơm!
Với truyền thống từ thế kỉ trước. Với uy tín và chất lượng hiện tại. NƯỚC MẮM CÁT HẢI xứng đáng vinh danh hàng VIỆT.
Nước mắm Cát Hải vẫn duy trì công nghệ thủ công truyền thống, hàng năm sản xuất mấy triệu sản phẩm cung cấp cho xã hội và xuất khẩu, chất lượng ổn định, mẫu mã bao bì được hoàn thiện tối đa - có quai xách thuận tiện như túi hàng Tết tuyệt đẹp- Đã nhận được giấy bảo hộ thương hiệu trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, và đang xúc tiến sang thị trường Hoa Kì... Ngay ở các tỉnh phía Bắc đã có 50 đại lí tiêu thụ sản phẩm, khôi phục lại thương hiệu đã một thời hoàng kim.
Chẳng bù cho hơn chục năm trước, tìm mua được chai nước mắm chính “hãng” khó như trúng số độc đắc (nếu không có người thân giúp đỡ)
Mẹ tôi trong bữa ăn không bao giờ thiếu bát chấm: Nước mắm Cát Hải. Nhiều nàng dâu chàng rể, đi xa về gần bao giờ cũng mang theo thứ quà mẹ yêu thích và không ít lần rắc rối (?)
Ngày còn bao cấp, nhân một ngày giỗ chị dâu lớn phóng xe đạp gần trăm cây số về đến nhà, vượt lên dốc vào ngõ thì kiệt sức mất đà ngã nghiêng ra lối đi, chai nước mắm đập vào hòn đá giập vỡ, chị như chợt tỉnh cơn mê vội quên hết mọi thứ, hai tay bưng hứng lấy phần đáy chai còn lại rồi khóc nức nở như chính chị đứt từng khúc ruột. Mẹ là người thương quý chị nhất nhưng sự việc đến quá bất ngờ. Mẹ lẳng lặng xách đến năm bảy thùng nước kì cọ rửa sạch hết mùi nước mắm mới thôi. Cả năm ấy mẹ làm ăn thận trọng như chờ đợi một tai hoạ hay một sự trừng phạt nào sẽ bất ngờ ập đến.
Một lần anh tôi cẩn thận đổ hết nước mắm vào can nhựa, (va chạm nào cũng không thể vỡ được) nên cứ yên tâm để dành, nhưng không ngờ khi sờ đến thì không còn là nước mắm mà là thứ nước cống rãnh hôi thối. Anh tôi chết lặng người như vừa bị thôi miên hay nghĩ sai về người mua giúp đã nhầm lẫn. Nhưng mẹ thì bình tĩnh đổ hết vào nồi đặt lên bếp đun sôi, để nguội, lọc qua hai lớp vải, nước mắm lại vàng ươm sánh như mật, đóng vào chai thuỷ tinh để ăn dần. Mẹ nói, có thể anh tôi đã sơ suất: chỉ để sót lại nửa giọt nước lã còn dính trong can cũng làm hỏng tất cả ...
Tôi biết nhiều doanh nghiệp cũng muốn có thứ nước chấm chất lượng cao đã “cải tiến” sử dụng những hoá chất cho con cá chóng nhuyễn nhừ rút ngắn thời gian quay vòng một chu kì sản phẩm và độn thêm nhiều loại cá tạp nham để tăng thêm khối lượng, rồi phù phép những gia vị và hương liệu đánh lừa như hàng chính “hãng” (phân biệt được chỉ nhờ vào lương tâm người bán ?) những tác hại thì không ai lường trước được? Chính thằng tôi đã ham rẻ mấy giá đã bước vào cái bẫy ấy, đã may mắn gặp được người quen mới thoát ra được. Hú vía!
Một lần về quê, tôi tìm mua quà cho mẹ, rất may gặp người thân, mua được mấy chai nước mắm ngon chính hãng, mừng quá, thế là lấy quần áo quấn từng chai một, ấn vào balô con cóc, hai tay vung vẩy miệng huýt sáo, bước lên tàu hoả hạng sang, tháo balô để lên giá vẫn đặt hành lý, rút quyển sách ra đọc... Theo số ghế có lẽ tôi là người lên muộn nhất, sau mấy phút im lặng, mọi người nhăn mũi khìn khịt rồi ngơ ngác, người nọ nhìn người kia như tự hỏi: “Mùi gì lạ thế nhỉ”...
Một bàn tay gạt chân tôi ra chỗ khác, như tìm kiếm vật gì rơi dưới sàn. Mắt không rời quyển sách, tôi nhấc cả hai chân, vẫn không có vật thể lạ nào đáng chú ý. Mấy anh “Tây Balô” rời ghế lên đầu toa cho đến khi tàu kéo còi lăn bánh lao đi vun vút lúc ấy mọi người mới ngồi yên trong ghế…
Tàu vào ga, mọi người nhộn nhạo xuống ăn quà và tôi xách balô vào quán uống nước. Bà chủ quán rót nước mà nhìn tôi chằm chằm: “Chú ngoài đó mới dô hả, có nước mắm Cát Hải bán cho tui một ít…”
Thì ra cái mùi nước mắm ở balô của tôi đã làm cả toa tàu sửng sốt, mà bây giờ bà chủ quán nước vẫn nhận ra. Về nhà mở ra mới biết nút chai đã dỉ nước mắm ra đẫm cả quần áo, chị dâu tôi vội mang đi ngâm để giặt mà mãi cũng khônng hết mùi. Mẹ tôi chỉ xuýt xoa tiếc của, mỗi chai đã vơi mất non nửa. Bộ quần áo vào tay mẹ ngày hôm sau đã thơm tho như trước.
Huyện đảo Cát Hải được thiên nhiên ưu đãi, phơi được muối, đánh được cá. Ông Đoàn Đức đã bốn thế hệ nấu nước mắm, cái lưỡi đạt đến độ tinh tế chính xác như máy đo ở phòng thí nghiệm, lại kèm theo cái khứu giác và thị giác đến chuẩn mực... Cùng những kinh nghiệm nhìn trời đất mây gió, nghe thời tiết, sắp có giông mưa là phải che đậy cho kịp hàng ngàn chum vại, một sơ suất nhỏ là cả lô “cá chượp” hỏng hết; đó là công nghệ thủ công, truyền thống: người thợ sáng mở nắp chum khuấy đảo, đánh nhừ thịt cá và xương cá , chiều tối đậy ủ lại cứ như thế một năm sau mới thành nước mắm đến tay người tiêu dùng: mùi thơm thật đặc trưng, nước trong sánh như mật, cắm tăm, thả hạt cơm không chìm...
Có lẽ thế, mẹ tôi cầm đến chai nước mắm lúc nào cũng nâng niu thận trọng, không bao giờ cho phép rơi rớt dù là một giọt, bữa ăn nào mẹ cũng rót ra vừa đủ, như đong gạo để nấu cơm!
Với truyền thống từ thế kỉ trước. Với uy tín và chất lượng hiện tại. NƯỚC MẮM CÁT HẢI xứng đáng vinh danh hàng VIỆT.
Lê Bá Hạnh (Hải Phòng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét