KHÁT VỌNG CHÚ TỄU
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Ngồi trên xe khách về vùng quê có nghề Rối
Nước, dạy tiếp chương trìnhg liên thông cho giáo sinh trung học, tôi hào hứng
như chim sổ lồng. Mỗi lần bánh xe lăn xuống
ổ gà tôi nhớ lại những ngày chuẩn bị nhận bắng tốt nghiệp Đại học Sư phạm vẫn
được động viên nhập ngũ, hành quân cấp tốc vào giải phóng Miền Nam. Sư
đoàn tiến tới Đà Nẵng thì Miền Nam
hoàn toàn giải phóng nên được lệnh dừng lại thu dọn chiến trường, tiếp quản các
kho vũ khí ở Bến cảng, Sân bay… Chúng tôi bơm cạn nước mương quanh sân bay bắt
cá cải thiện bữa ăn, nào ngờ đó là mầm mống nhiễm chất độc “Đi ô xin” làm hủy
hoại loài giống con người.
Tôi tự biết căn bệnh của mình quái ác
phải từ chối việc làm chồng làm cha, thế là tình cảm mất dần, mỗi người một
công việc khác nhau, cần thiết lắm mới trao đổi trên bảng viết phấn: “Trực đêm,
không chờ cửa; Đóng tiền điện, nước.v.v..”
Xe khách chạy
tới Bến Huyện. Hai cô gái đỡ ba lô trên tay tôi nói rối rít:
- Chúng em chờ
thầy mãi – xe đến muộn chắc đường xấu lắm! Em tên Na – em tên Nga – Chúng em ở
cùng một thôn…
Tôi đã được báo
trước nên lặng lẽ đi theo hai cô giáo sinh được làm nhiệm vụ dẫn đường..
Cô giáo sinh chỉ tay ra chiếc xe vẫn cày ruộng
nay kéo thêm thùng xe đã đặt sẵn mấy bao xi măng vôi cát… Những ổ gà ổ voi
không hiếm nhưng tôi chủ động nhún nhầy theo nên dễ chịu, hai bên ruộng lúa vừa
trổ bông mùi thơm dịu đến kì lạ… Nhiều đoạn mương, mấy tốp người đắp đất ngăn
lại dùng máy bơm hút nước đến cạn kiện rồi mò dưới đống bùn nhão bắt cá, giơ
lên những con to đến mấy cân, cười hể hả…
Chiếc máy cày
kéo theo tôi và thùng vật tư chạy thẳng vào sân trường khá rộng. Nhận nơi ở
tươm tất…
Cũng gần đấy…
nhà cô giáo Na… Hàng tre xanh bao quanh, cổng ngõ hai cánh mở rộng sạch sẽ, cái
sân lát gạch đất nung đỏ tươi nổi bật hàng mạch vữa thẳng tắp…
Ngôi nhà gỗ ba
gian hai chái rất đẹp, điển hình ở đồng bằng Bắc Bộ: Bàn thờ gia tiên hoành phi
câu đối nghiêm chỉnh lúc nào cũng khói hương ấm cúng… Ông lão quắc thước già
trước tuổi, ngồi dưới mái hiên ngay hè cửa đục gọt những khúc gỗ thành con rối
theo mẫu cũ đã mục hỏng…
Sau vườn bên bờ
ao tốp thanh niên hì hục cưa hạ cây sung, phát vợi cành lá rồi hò nhau khiêng
vào sân, xong công việc nặng nhọc tốn sức, ông lão dõng dạc:
- Anh Cả cầm ấm
chè trong bếp ra để anh em uống…
Nước chè tươi trong
xanh rót vào bát sứ tráng tinh, đám thanh niên truyền tay nhau uống nói cười
rôm rả… Khi mọi người về hết, anh Cả hỏi:
- Cây này cha
định làm gì?
- Thì làm chú
Tễu và làm những con rối đã cũ hỏng…
Anh Cả xị mặt
buồn rười rượi:
- Con phải làm
tượng chú bé xong mới tham gia làm con rối được. Dứt lời anh Cả đứng dậy ôm bức
tượng chú bé đang cong người “tè” thoải mái phỏng theo mẫu nước ngoài nhưng làm
anh thèm khát ước vọng…
Hai cha con ông
lão lại lúi húi cần mẫn đục dẽo rồi ngắm nghía…Có những lúc anh Cả thẩn thờ đến
mấy phút không gõ được nhát đục nào, bàn tay chai sần cứ xoa mãi thân hình cậu
bé như muốn nó bằng xương bằng thịt tự chạy nhảy múa hát…
Anh Cả vào buồng
lấy ra chai rượu, rót một chén đầy ngửa cổ uống hết… Anh Cả cầm một chén:
- Thầy uống một
chén cho khỏi chán… Còn gì đâu mà lo đến ngày sau…(?)
Đôi mắt đỏ hoe
của ông lão như cạn kiệt hết nước mắt: “Cha biết, cha có lỗi với tiên tổ, với
con…” mấy câu nói sau chìm vào tiếng
nấc, hai bàn tay ôm mặt gục xuống như không còn sự sống…
Anh Cả thủ thỉ
vào tai người cha: “Thế chuyện cha mẹ lấy nhau, con lợn chạy lạc vào nhà giết
nó làm cỗ cưới có thật hay không?”
Người Cha ngẩng lên khuôn mặt đanh sắc nói
như dao chém cột:
- Đó là sự ghen
ghét đồn thổi độc địa… Con cũng tin thế hay sao?
Tôi được hai cô
giáo sinh nhiệt tình thu xếp chỗ ở rửa chân tay sạch sẽ, cô giáo Na nói với
Lan:
-
Bây giờ mời thầy về nhà bạn trước hay nhà tôi trước!
-
Cứ về nhà bạn trước đi!
Tôi theo hai cô giáo sinh nhiệt tình đi
được đoạn ngắn đã đến cổng nhà. Cô giáo Lan tay xách hai con cá trắm khá to lên
tiếng lớn:
- Anh Cả ơi nhà có khách đây này!
Anh
Cả và ông lão vội vàng ra sân đón khách. Cô giáo Lan tươi cười giới thiệu:
- Thưa bác và anh, đây là thầy giáo trên
thành phố về đây dạy chúng cháu học chương trình liên thông để dạy được lớp
trên…
- Ôi! thế thì quý hóa quá! Ông lão vui vẻ
nhã nhặn:
- Mời thầy vào nhà uống nước ạ!
Tôi như cái máy từ tốn làm theo, nhìn vào
nhà bảng huân huy chương chống Mỹ và giấy khen các loại treo kín trên tường…
Sau chén trà xã
giao, tôi tò mò hỏi chuyện thời chống Mỹ, ông vui vẻ kể lại một thời oanh liệt:
Hết nghĩa vụ về nhà lấy vợ làm ruộng được mấy năm. Sau Tết Mậu Thân được gọi
tái ngũ xây dựng bộ khung dẫn lính vào chiến trường B. Đi ra, đi vào hai ba
vòng… Lúc đi vào rừng rậm um tùm, khi ra lá cây rụng ngập khe suối không có
nước mà nấu cơm. Trước khi dẫn quân vào được thăm gia đình mấy ngày, thế mới có
thằng cháu tên Cả đây, to xác nhưng vụng về lắm… Rối Nước là nghề truyền thống
của làng này, nó là thằng vụng nhất…
Xưa nay tôi bái
phục những nghệ nhân làng nghề Rối Nước đã sáng tác những tích trò hấp dẫn, lại
diễn đạt bằng hành động của con rối do người thợ điều khiển bẳng nguyên lí cơ
học vô cùng sáng tạo…
Tôi thận trọng
rót đầy cốc rượu cho mọi người rồi gắp khúc cá ngon vào bát người Cha và anh
Cả. Nhìn khúc cá ngon thèm lắm, nhưng tôi lại nhớ đến con cá trong mương nước
sân bay Đà Nẵng, những thùng phi sắt sơn vàng han rỉ chảy xuống dòng nước như
rỉ sắt lại ghê rợn… Ấn tượng ấy tôi cố xua đi, ý tứ cầm lọ muối vừng và tế nhị
khoe món đặc sản truyền thống… Có mấy chén rượu động viên, tôi cùng người Cha hào
hứng khoe giọng hát nam trung thể hiện bài hành khúc của người lính, hát chán
tôi đọc bài thơ ngày tuổi trẻ đầy lãng mạn làm hai cô giáo sinh cảm mến thầy ra
mặt… Đã dọn mâm, rửa bát bên cầu ao vẫn lắng nghe đưa mắt nhìn nhau cười lúng
liếng, cấu béo nhau, đấm vào lưng thùm thụp…
Sẵn tác phong
của người lính, tôi ngủ dậy đúng giờ, ăn mặc tươm tất. Sau mấy phút thủ tục lên
lớp, bài diễn văn muôn thuổ của trưởng phòng Huyện đến bài giảng như giáo án.
Tôi trở lại phấn chấn như mọi ngày trên bục giảng, không cần nhìn sách cũng chẳng
nói sai một chữ…
Hai cái cánh
cổng tre rệu rã tì xuống nền đất vẽ thành đường cong chính xác như quay com pa,
tôi bước vào sân giơ cao gói chè Thái người bạn mới gửi tôi nói to:
- Bác và anh
nghỉ tay uống chén trà đã…
Hai người ngừng
tay đục gọt ngẩng lên:
- Thầy cứ vẽ
chuyện – Chè Thái này đắt tiền lắm đấy…
Tôi nhanh tay
súc ấm pha trà, rót mỗi người một chén nhâm nhi vị đắng ngọt nơi cuống họng.
Trong lúc chuyện vui vẻ tôi dè dặt nói:
Thưa bác cháu muốn học thêm nghề tạc tượng
gỗ có được không ạ!
- Ồ chuyện đó
rất hoan nghênh, xã đang có chủ chương mở lớp phổ cập mọi người khỏi bỏ mất
truyền thống làng nghề đã có mấy đời rồi…
- Tôi vui mừng
như reo lên:
Ngay từ hôm nay
bác cho cháu học luôn nhé.!
Người Cha nghiêm
nét mặt:
- Không thể làm
bừa. Phải chọn ngày đẹp làm cái lễ nhập học mới được. Đầu tiên phải học mài
lưỡi đục sao cho sắc bén nét đục mới ngọt, tư thế đứng ngồi, tay cầm vồ gõ đều
đều chỉ chuyển động ở cổ tay, có như thế mới chuẩn mực từng nhát đục, làm việc
được lâu dài không mất sức… Điều này tôi mới nghe lần đầu, rất khoa học như
được đúc kết nhiều thế hệ và rất nhiều mồ hôi đã đổ xuống.
Phần thực hành,
anh Cả giúp tôi tôi tiếp thu nhanh đến kinh ngạc có bao nhiêu kinh nghiệm trong
nghề hình như anh dốc hết vào đầu tôi như nhận biết những thớ gỗ, những mắt
cành trên mặt gỗ, tình thân chúng tôi như đã gắn bó từ kiếp trước…
- Nhưng đến phần
chép mẫu tượng, tôi nhận ra các hình khối chỗ nào cần lấy đi nhiều nhất, chỗ
nào để dư lựợng sau này gọt đẽo chính xác… Tôi tự tạo ra com pa đo chiều sâu để
kiểm tra việc chép hình hoặc lấy bìa cứng cắt làm dưỡng theo trục thẳng đứng để
xác định được nhanh chóng. Việc tôi học nghề tạc tượng gỗ rất nhanh, tuy còn
thô kệch và vô hồn… đó là nhận xét của thầy dạy.
Dưới hiên nhà,
anh Cả vẫn ngồi như ngây dại ngắm bức tượng Chú Tễu đang đục gọt dở dang, nhìn
mãi chưa thấy thỏa mãn tưởng như bất lực. Người Cha khẽ khàng:
- Con thấy thầy
giáo thế nào?
Một lúc lâu sau,
anh Cả hỏi lại:
- Cha hỏi về cái
gì ạ?
Một lúc rất lâu
nữa, người Cha mới ậm ừ:
- Thay con hoàn
thành bức tượng này chẳng hạn…
- Con cũng đã
nghĩ đến, nhưng không biết vợ con có chịu nghe không…
- Thì phải bảo
tạo thuận lợi cho nó, phải van lạy nó. Nếu không Cha sẽ… trước mặt nó…
- Cha không phải
làm gì cả con sẽ… cố xem sao?
Hai cha con như
hai chiếc bóng chết lặng bên đống tượng gỗ ngổn ngang, sấp ngửa…
Na vừa gội tắm
xong, mái tóc dài xoay tít cho nước văng ra như hạt mưa xuân, mùi lá thơm quen
thuộc quyến rũ đến kì lạ…
Na như thơ trẻ
nũng nịu: “Vào giường ngủ đi anh” tưởng được cái ôm xiết chặt như ngày đầu nào
ngờ bị hất mạnh cánh tay tròn trịa hẫng hụt như thừa thải… Na sửng sờ vẫn dịu
nhẹ: “Anh đau chỗ nào ư?” nhìn người chồng nét mặt sa sầm im lặng. Na vẫn ngọt
ngọt ngào: “Vào đây với em đã!” Người chồng như đau đớn thực sự chỉ tay vào ngực:
“Tôi đau ở đây này!” Cả hai người cùng im lặng kéo dài mãi như đã thấu hiểu
chuyện gì nghiêm trọng đã sẩy ra… Bỗng người chồng quay ngoắt lại hai tay ôm
lấy đôi chân thon dài của vợ gục xuống nức nở như van xin: “Anh xin em hãy giúp
anh… Dòng họ này cần em sinh cho anh một đứa con, mà anh không làm được…”
Na đã hiểu ra
điều hệ trọng hai vợ chồng đã nhắc đến nhiều lần, bây giờ lại nhẹ nhàng nhắc
lại: “Chiến tranh mà anh, thầy còn nguyên vẹn chân tay mà về là mừng quá đi
rồi…”
- “Em phải có
một đứa con cao to đẹp trai thông minh mới xóa bỏ được tiếng xấu về bố anh, mới
giữ được ngôi nhà thờ Họ và làng nghề Rối Nước đã có các cụ kị để lại”…
Tiếng Na yếu ớt
gào nhẹ chìm vào màn đêm: “Không! không!...”
- Bất cứ giá nào
em phải làm bằng được… Nói xong người chồng như trút đi gánh nặng, can đảm ôm
cái gối ra sập gụ gian giữa nằm co cắp…
Tiếng khóc nấc uất
nghẹn, thân hình quằn quại, tiếng giở mình cọt kẹt trong buồng coi như không
nghe thấy…
**** *
Tôi tỉnh hẳn sau
giấc ngủ sâu, thẳng người khoanh chân ngồi “Thiền”, lòng sảng khoái như hợp với
thông thổ nên cơ bắp săn chắc, mấy động tác bật nhảy, chống tay hít sàn là
thước đo sức khỏe…
Lại một ngày lên
lớp giảng, nhìn những đôi mắt sáng long lanh ngước nhìn chằm chặp như nuốt từng
lời thầy giảng, tôi hào hứng nói như rút hết tâm can cho những học trò mình yêu
quý. Cuối buổi học tôi đề nghị ban cán sự lớp ở lại làm việc chuẩn bị tổng kết
khóa học. Vẫn cô giáo Na và cô Nga với anh lớp trưởng người lùn tịt da đen như
vừa đi thăm đồng về nhưng được hai hàm răng trắng muốt đều đặn nói năng lưu
loát đúng chính tả, luôn bám lấy Na trêu ghẹo cười hí hửng. Na lúc nào cũng
trong sáng vô tư với mọi người.
Trao đổi kế
hoạch tổng kết đã xong mọi người ra về, đi được mấy bước Na và Nga quay lại:
- Tối nay mời thầy
đến nhà em tổng kết trước, cũng là ngày vợ chồng Nga kỉ niêm năm năm ngày cưới…
Đúng giờ hẹn tôi
đến đẩy hai cánh cổng tre khép hờ, con chó vàng nằm phủ phục như mọi bận chỉ
nhổm lên ve vẩy đuôi sủa lên một tiếng thân thiện, tôi cúi xuống xoa đầu con
chó vàng quá khôn, khi vào nhà mọi người đã đông đủ cùng reo lên, chỉ chờ thầy
mở nắp chai Vang Đà Lạt quý giá. Khi nâng cốc tôi mới thấy như thiếu điều gì?
Na đã đứng lên cáo lỗi Cha em và anh Cả phải sang ngoại có việc gấp muộn lắm
mới về được. Vợ chồng cô giáo trẻ lúc nào cũng tươi rói cùng cậu con trai bụ
bẫm luôn chân luôn tay như con chim sáo nhảy vào lòng hết người này đến người
kia…Na hôm nay mặc chiếc áo mỏng mảnh lộ hết phần cổ trắng ngần, ôm gọn đôi vai
tròn suôn đầy đặn nổi bật cái eo thon nhỏ… Hai má ửng hồng như thoa phấn, đôi
môi không cần son cũng đỏ lúc nào cũng ướt mấp máy như định nói điều gì…
Tôi vô tư cạn li
rượu vang, ăn bánh và hát hò thoải mái, lại ngâm thơ bài thơ mới sáng tác về
mái trường làng nghề Rối Nước… mọi người thán phục vỗ tay cổ vũ…
Con sáo nhỏ của
vợ chồng Nga bỗng đòi đi vệ sinh, Nga bế con ra vườn một lúc lâu mới vào và xin
phép cho cháu về trước, chồng cô giáo Nga đương nhiên phải thồ cả gia đình. Na
rót đầy hai li rượu cùng nâng uống cạn: “ Em mời th.. vào đay em cho xem cái
này…”
Na miệng nói
chân đi tay kéo tôi vào phòng trong ôm siết và tháo nhanh hàng cúc áo ngực thì
thào: “…Cho em xin đứa con…” Na vừa nói đã chúi đầu vào ngực tôi mơn chớn, làn
da mỏng mịn nóng hầm hập như đang cơn sốt, mái tóc tơ mềm mại cọ vào cổ vào mặt,
mùi thơm hương bưởi như quyến rũ, như thôi miên làm tôi ngây dại không kịp phản
ứng chỉ lúng búng: “…Có người vào mang tiếng chết”… Na thều thào: “Không ai vào
được cả…” Tôi nhìn ra sân hai cánh cổng đã khép chặt, con vàng trung thành vẫn
phủ phục như mọi ngày. Tôi lơ mơ hiểu ra đây là một kịch bản hoàn hảo và tôi
chỉ được phép vâng lời… tôi cũng xúc động thực sự vì hoàn cảnh éo le này. Na
thì thầm: “Chất độc “đi ô xin” đã làm em hai lần mang thai mà không nghe được
tiếng khóc trẻ con, làng xóm lại tranh giành chức trưởng tộc, trưởng làng nghề,
dựng lên lời nguyền rủa độc địa…” Na gạt nước mắt giàn dụa: “Em đau đứt từng
khúc ruột nghe mấy bà buôn “dưa lê” nói thì thụt chuyện xa, chuyện gần…” Việc
này tôi mới nghe loáng thoáng không ngờ lại là cô giáo Na gánh chịu tất cả.
Tôi choáng váng,
không ngờ cái chất độc tai ác ấy đã làm gia đình tôi tan nát nay lại len lỏi
vào tận cái làng hẻo lánh này.
Na kéo tôi đổ
lên giường hối hả làm những động tác như mọi người vợ muốn có đứa con không
chậm trễ. Tôi luôn nghĩ mình là thầy giáo đứng trên bục giảng không thể để vết
bẩn trên mặt, không thể để lời dị nghị sau lưng, hơn nữa mấy năm nay tôi đã tìm
các loại thuốc mãn dục, bữa ăn chủ yếu là lạc vừng đậu phụ, ngồi thiền đúng
cách nên chuyện chăn gối thời trai trẻ gần như quên hẵn… Tôi có muốn làm cho Na
thỏa mãn cũng không được chỉ biết cắn răng xin lỗi. Tôi chưa bao giờ biết khóc
mà lúc này hai hàng nước mắt cứ ứa ra để nguyên cho Na vật vã trên người tôi
không còn chống cự…
Buổi liên hoan
tổng kết khóa học thật rôm rả nhưng trong lòng tôi rối bời như mắc lỗi, cái bắt
tay xã giao lạnh lùng hờ hững. Tôi quay lại nhà người thầy dạy nghề tạc tượng
xin lỗi không có khả năng học tiếp như mong muốn của thầy dạy… Lòng tôi đau
thắt lại mà không nói thành lời…
Về thành phố,
nhà trường cho tôi đi nghiên cứu sinh nước ngoài mấy năm. Khi học xong tôi về
thăm gia đình Na lúc này đã có đứa con trai ba tuổi bụ bẫm, nước da ngăm đen và
ngón tay như chuối mắn không nhầm lẫn với ai khác. Đứa cháu đích tôn được người
ông chăm chút quý như vàng. Anh Cả đã hoàn thiện bức tượng chú Tễu khá đẹp.
Làng nghề Rối Nước cũng đã khôi phục
hoàn chỉnh đi vào hoạt động thường xuyên. Tôi đến kịp kiểm tra các phần chuyển
động của Rối Nước trước khi biểu diễn trình làng.
LBH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét