Lê Bá Hạnh (Lê Hà)
Lễ hội chọi trâu năm ấy thật đặc biệt: Trâu số 12 thoáng thấy đối thủ từ xa đã vằng mũi xông lên dùng thế “hổ lao” đánh dập đầu, làm đối thủ bị bất ngờ, choáng váng gục xuống; trâu 12 tiếp tục húc đối thủ lăn đi một vòng, một vòng nữa, bốn chân lên chới với. Trâu 12 lại húc tiếp, húc tiếp nữa để đối thủ giẫy giụa rồi lịm hẳn…
“ Nếu như võ đài quyền Anh,ngay từ giây đầu tiên đối thủ bị ngã, trọng tài đã giơ tay đếm ngược từ 10 đến 1, chờ đối thủ gượng dậy mới được đánh tiếp. Nhưng luật chọi trâu chưa có điều đó nên trâu 12 cứ chiến đấu quyết liệt…
Thấy một con trâu lịm hẳn, trọng tài mới tuyên bố trâu 12 thắng trận. vào vòng đấu tiếp theo, trâu 12 lại chiến thắng oanh liệt một đối thủ nữa làm hả lòng hả dạ cổ động viên trâu 12, tin chắc đã cầm chức vô địch trong tay…
Ai ngờ vòng đấu sau,Trâu 12 to khỏe hung hăng ,chiến thắng oanh liệt đến thế mà khi gặp trâu số 10 đọ sừng chưa được bao lâu đã bỏ chạy. Trâu số 10 lại thua trâu số 20 của Lê Bá Ngọc (phường Ngọc Xuyên) để phường Ngọc Xuyên giữ thêm chức vô địch vô địch một năm nữa. Đây là phường duy nhất còn giữ được ngôi đình thờ thành hoàng làng ở thị xã Đồ Sơn.
Theo thể thi đấu trực tiếp để tiến tới chức vô địch, trâu số 20 của Lê Bá Ngọc đã phải chiến thắng năm đối thủ khác nữa.
Chủ trâu vô địch: Lê Bá Ngọc đã bỏ công sức nhiều năm theo cha (ông Lê Bá Tuyền) tìm hiểu. chăm sóc trâu, hàng ngày cùng trâu vượt lên dốc núi,có ngày vượt lên bãi lầy, buổi sáng chạy dài trên bờ biển như vận động viên điền kinh, rồi tắm rửa kì cọ, chăm chút theo thờ gian biểu như vận động viên. Chủ trâu còn biết giữ mình sạch sẽ, kiêng kị những lệ làng xưa nay vẫn giữ…
Ông Lê Bá Tuyền tâm sự: “Mười hai năm trước trâu của ông được âm phù dương trợ giành được chức vô địch, nhưng gia đình sơ suất lơ là việc tế lễ ở đình nên thành hoàng phạt; các giải sau trâu cứ vào sâu trong giải là thất bại, dù có chọn giống, chăm sóc tận tình… Mười hai năm chân thành cầu khấn thành hoàng làng mới xá tội, mới có trâu vô địch hôm nay…
Nhớ chuyện xưa: “Năm Mậu Thân (1908) trâu chọi rất hăng của các cụ làng Đông giành được chức vô địch.Không theo lệ thường, các cụ mua trâu khác về giết lấy thịt tế lễ thành hoàng ở đình và chia phần cho dân làng. Con trâu vô địch bách chiến bách thắng to đẹp là thế mà giữ lại cho năm sau vào dự giải, mới dắt ra xới chọi, trông thấy đối thủ là cong đuôi chạy gió… Từ đó Làng Đông nhiều năm không có trâu đoạt giải. Đến năm Giáp Thân (1944) cấc cụ Làng Đông chân thành cầu khấn tế lễ,xin chân giò mãi mới có trâu vô địch. Tính ra 36 năm tròn.”
Đến thế kỉ 21 này, các nhà khoa học có thể tạo ra được giống trâu đầy đủ các yếu tố của trâu vô địch. Nhưng vẫn phải nhờ vào bàn tay chăm sóc của những người yêu trâu, lòng thành kính tế lễ và được hành hoàng làng phù trợ thì may ra con trâu đó sẽ vượt lên giành chức vô địch.
LBH
(Ảnh trên Intenet để minh họa)
"Nghề chơi cũng lắm công phu" cổ nhân đã tổng kết vậy. Ngoài bản năng, trâu rất cần sự dạy dỗ, rèn luyện của con người thì mới có những miếng đánh hay được... Nhiều lần theo dõi hội chọi trâu Đồ Sơn, tôi ao ước được xem những động tác và kỹ năng của trâu do con người truyền dạy chúng như khi ra sân chọi biết cúi đầu hay quỳ gối chào khán giả thì hay biết mấy. Có như vậy lễ hội mới đem mầu sắc văn hóa. Còn như từ trước tới nay chỉ cho trâu ra sới hùng hục húc nhau, rồi xả thịt đánh chén đơn điệu quá, nhàm chán quá. Các nhà tổ chức có biết điều này không???
Trả lờiXóaCách nhau nửa quả địa cầu
XóaSao ta vẫn ở bên nhau chuyện trò
"Tiên sư" đế quốc đầu to!