3 thg 6, 2017

LÀM SA BÀN

                                                       13 - LÀM SA BÀN

                                   (Tự truyện)   Lê Bá Hạnh

          Quán cho thuê truyện bán sách báo, cần câu cơm của vợ chồng tôi ngày càng ế ẩm.
          Một hôm, anh sĩ quan Hải quân tìm đến nhà. Sau tuần trà thuốc xã giao, anh sĩ quan vào đề: Đơn vị tôi cần làm một sa bàn lớn, bằng 3 tấm gỗ dán (1,2 x 2,2) là  gần 8 mét vuông. Có chân chiều cao 0,8 mét, có thể tháo rời toàn bộ chân và từng mảng sa bàn. (Để thuận lợi tháo rời khi di chuyển) Chuyện này  bạn tôi đã có bài học. Sa bàn đặt ngoài sân, ngoài hành lang không có chuyện gì phải bàn. Nhưng chiếc sa bàn trọng tâm chính của triển lãm phải đặt trong phòng chính trong nhà. Cánh cửa kính phải tháo ra, lên thành phố xin giấy phép phải qua hơn chục chữ kí mới tháo được cửa kính đưa sa bàn vào như ý muốn.


           Nội dung trên mặt sa bàn lần này cũng đơn giản. Trong nội thành gồm có những hình ảnh điển hình Nhà Hát lớn, Quán Hoa, hồ Tam Bạc, sông Cấm và các cần cẩu cổ ngỗng Và trụ sở Bộ tư lệnh Hải Quân. Liền kề với  nội thành là các quận huyện xung quanh, diện tích lớn để dành Biển Đông. Hoạt động của sa bàn gồm có: Trụ sở Tư lệnh Hải quân nhận tín hiệu báo động; rồi báo động (Đèn Đỏ sáng) đến đơn vị chiến đấu, tiếp theo hành quân dến trận địa (cho phép dùng đèn sáng chuyển đông dần) Tàu địch ngoài biển Đông xuất hiện tiến qua phao số “Không” tiến dần vào gần bờ, tàu địch chay tới điểm thích hợp, tên lửa trên bờ: - Bắn, bay ra biển và trúng tàu “bùng cháy”…
 Thêm dòng chữ trên sa bàn: “Sơ đồ tác chiến tên lửa bờ Đoàn 976 Hải Quân” đặt vào chỗ nào đó thích hợp.
          Đó là chuyện đương nhiên, bên đặt hàng không nhắc tôi cũng phải làm nó che lấp chỗ trống, cân bằng bố cục…
          Được tạm ứng số tiền kha khá, tôi tìm đến bác thợ mộc , vẽ phác cái khung sa bàn rồi cùng nhau đi mua gỗ, đinh to, đinh nhỏ và ốc vít các loại..
          Tôi thở phào nhẹ nhõm vì đã hoàn thành được việc nền móng quan trọng, mình tôi cố cũng không làm nổi…
          Tôi tìm lại đống sách báo cũ, vô khối bản đồ và nội dung cần đến, vẽ phác theo sơ đồ thích hợp bố cục sao cho phần chuyển động quan trọng hấp dẫn, nơi mọi người chú ý nhất.
          Địa điểm Bộ chỉ huy, dẫy núi đá đơn vị “Tên lửa 976” quá đơn giản. Đường hành quân chiếm lĩnh trận địa lại khá xa. Con đường gấp khúc ngoằn nghèo phải khoan lắp một dẫy bóng đèn pin liên tiếp và công tắc sáng dần khi tên lửa kéo tới trận địa. Xung quanh là đồi núi rừng thông ruộng lúa làng xóm từng huyện từng xả , từng làng cùng với đường giao thông chằng chịt
Dán dây điện đôi màu đỏ là đường quốc lộ, đường liên huyện màu  hồng  , đường liên xã màu xanh. Cánh đồng lúa dán giấy đề can màu xanh nhạt, dòng sông, dòng mương  màu lơ nhạt, ruộng đất dán vải nháp hạt to hạt nhỏ, nơi rắc mùn cưa lên sơn khi còn ướt…
          Tất cả hài hòa trông vui mắt
Phía  màu xanh là biển Đông. Ngoài phao số “Không” tàu địch tiến vào vịnh Bắc bộ. Công việc đến đây mới là khó nhất.
          Ra chợ Sắt, tôi lục tìm một  động cơ thích hợp. Quạt “Con Cóc, Tai Voi” thợ Việt Nam đã quấn đi quấn lại nhiều lần giá tiền lại cao ngất ngưỡng. Tôi tìm dến đống động cơ máy giặt ở bãi rác Nhật Bản chuyển về
Những cái dùng được đã được thợ Việt Nam tân trang thành mới, cái bẹp nát còn động cơ “xịn” thải ra thành đống, tôi thả sức lựa chọn, giá lại quá mềm quan trọng là máy cực khỏe và tốc độ chậm, rất thuận lợi giảm tốc truyền dẫn tới đường đi của tàu tiến vào vịnh Bắc Bộ.
          Tôi chọn mua bộ trục vít bánh vít của thợ đếm vòng quấn biến thế điện. bỏ hết chi tiết, chỉ xử dụng bộ phần tỉ số truyền đếm vòng quay, giảm tốc độ cho động cơ, vẫn chưa đủ vài lần truyền tải  nữa mới đươc. Dải chuyền lực cuối cùng được đặt dưới mặt sa bàn, nơi có khe đặt mô hình con tàu sẽ di chuyển    
          Đau đầu nhất giải quyết xử lí viên tên lửa bắn ra vịnh Bắc Bộ, trung mục tiêu. Tôi đã làm nhiều sa bàn: Máy bay địch bay lượn trên không, nhưng lần này lại yêu cầu: Tên lửa bờ bay trúng mục tiêu “Bùng cháy”
Đúng ra phải dùng thêm một động cơ nữa để kéo viên đạn… Cũng vì sợ tốn thêm tiền, tôi tìm trong đống sắt vụn lấy cái khuôn cối đột thép làm qủa tạ đối trọng.với quả tên lửa Con tàu tới vị trí chạm vào rơle (loại rơle này của máy quay video chợ Sắt thải ra nhiều vô kể) 
Khi quả tạ rơi định hướng,trong cây sắt phi 6mm tạo ra âm thanh, khi quả tạ cham tới đích, đồng thời chạm vào role nối dòng điện con tàu lóe sáng màu đỏ (bùng cháy)
Công việc thuận lợi bàn giao đúng thời hạn để đơn vị kịp huấn luyện cho đợt lính trẻ.
 Quán bán sách báo của vợ chồng tôi, người thuê truyện, đọc báo đã thưa dần. Ông bạn cùng phố mỗi tháng lương hưu dành số tiền nhất định đặt mua. Tự nhiên báo đồng loạt lên giá, vẫn số tiền ấy ông bạn chỉ đủ đặt một nửa số báo tháng trước. Mấy  tháng sau và sau nữa, số tiền ấy chỉ đủ mua một tờ Văn Nghệ, đành cắt bỏ đi tờ Lao Động; Tin Tức cho là dám nói sự thật mà ông yêu thích. Tôi đành làm việc ngoại lệ, nói nhỏ: “Ông cứ cầm về đọc, qua trưa cầm lại đến tôi đổi lấy tờ Văn Nghệ” Được bốn tuần êm đẹp, vợ tôi phát hiện ra làm ầm ĩ: “…Bọn tư bản giãy chết, khủng khoảng thừa, nó thuê tàu chở ra biển đổ đi, có bao giờ nó bán rẻ, cho không đâu”…
          Tôi đành lặng lẽ vâng lời muốn khóc mà không khóc được.

          Sách lác đác có người thuê đọc, báo được đầu nậu rải một loạt, nhận bán một trăm tờ ế mười tờ là tuần đó không có lãi. Vợ tôi đi chợ đã cân nhắc chọn mua gạo rẻ nhất. Tôi ngao ngán phủi bụi những họa báo in hình khá đẹp xếp vào từng đống. Không ngờ những bức nhr trong họa báo tưởng bỏ đi ai ngờ nay cũng bán ra tiền giá đắt.
           Thanh toán tiền làm sa bàn, tôi cũng được số tiền kha khá. 
Vợ tôi ra chợ được phép chọn gạo ngon hơn và có thêm lạng thịt thay rau muống…
          Một số bạn rủ đi làm thuê kẻ khẩu hiệu các tường bao xí nghiệp trong phong trào BAD, BAS (bán ăn dần, bán ăn sạch) Các cơ quan được phép tự chủ về kinh doanh, tôi được bạn giám đốc nhà Triển Lãm từng chia ngọt sẻ bùi những năm trước, mời về làm việc. Tôi từ chối không được sau được bạn giải thích:  “Ông vẫn lĩnh lương hưu như cũ và lương, thưởng như bây giờ nữa. Làm việc chỉ bận mấy ngày lễ lớn, rảnh một vài giờ cũng có thể vẽ được, rảnh nửa ngày có thể đặt mẫu vẽ tĩnh vật, chân dung, hoặc ra ngoại thành kí họa phong cảnh lấy tài liệu về phòng sáng tác…” Tôi nghe thấy khá hấp dẫn xuôi tai…
Về nhà triển lãm làm việc, tôi có thêm nhiều bạn, học được nhiều thứ các bạn làm việc nhiều năm mới tổng kết được.
Chép lại 2 con tem giống nhau như một, Kẻ chữ đẹp như đã in
Tranh tôi vẽ màu đen xì, hoặc trắng bệch như vôi, bạn tôi phải dấu  đi 2 ô màu đó, tự tay nghiền màu vàng chanh chỉ để mấy màu cơ bản rồi cùng nhau ngồi vẽ tĩnh vật lọ hoa và nhìn ra điểm nhấn chỗ nào cần đậm nhất, chỗ nào phải buông.  Phải tìm ra cái đậm trên nền sáng,  khai thác chi tiết sáng trong vùng tối…
Tranh của Giám đốc, anh vẽ trong phòng hẹp, đã đẹp, anh vẫn chưa vừa ý, nhờ chúng tôi khiêng xuống phòng chính bầy tranh, nhâm nhi hết ấm trà ngon, anh lại nhờ mọi người khiêng nên phòng vẽ rồi cặm cụi chỉnh  sửa lại, vài ba lần như thế anh mới tạm hài lòng. Cũng như treo tranh lên từng mảng tường triển lãm anh cũng treo lên hạ xuống, đổi tranh này sang tranh khác dăm bảy lần mới thôi, sát đến giờ khai mạc. Anh nói nghiêm túc, cả mảng tường này cũng là một bức tranh tĩnh vật, không thể coi thường …
Cung Văn hóa Việt Tiệp đặt làm Nhà Triển lãm bức tượng Bác Hồ bán thân, nhiều cơ quan xí nghiệp xây hội trường lớn hơn cũng đến đặt làm nguyên mẫu. Vì công việc bắt buộc phải theo dõi, sẵn tính ham học hỏi tôi cũng bắt tay vào làm như anh thợ phụ. Mấy năm sau nhà triển lãm nhận thi công một tượng  đài lớn: “Nữ tướng Lê Chân” công việc làm nghệ thuật đầy thú vị, nhưng cũng đầy gian nan vất vả, tôi chỉ nhận trọng trách làm khung cốt tượng bền vững để nhà điêu khắc tạo hình…  
Không biết là khôn ngoan hay dại dột. Tôi lại xông vào lĩnh vực mới đầy vực thẳm và chông gai…


.                                                          LBH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét