3 thg 6, 2017

CHUYỆN LÀM TƯỢNG 17 NĂM MỚI KỂ

                                          (13) - CHUYỆN LÀM TƯỢNG
                                                    17 NĂM  MỚI KỂ.
                                                                         Lê Bá Hạnh

Hơn ngàn năm trước, bà Lê Chân lập ra làng Vẻn kêu gọi dân làng khởi nghĩa, theo hai bà Trưng đánh quân Nam Hán. Làng Vẻn chinh là thành phố Cảng Hải Phòng ngày nay. Nhớ công ơn Bà. Sở Văn Hóa mở cuộc thi mẫu tượng, hai nhà điêu khắc Phú Cường và Mạnh Cường đạt giải nhất, chủ đầu tư chọn thi công, đặt tượng nơi trung tâm thành phố khá đẹp.
Nhóm tác giả và trung tâm Triển Lãm Mỹ thuật nhận nhiệm vụ xây dựng tượng. Mười hai tháng sau bức tượng hoàn thành. Buổi khánh thành hoành tráng, các đài báo đua nhau đưa lên trang nhất, rầm rộ… Đó là năm 2000, mở đầu thiên niên kỉ đầy bí ẩn


 Nhưng bản thanh toán tiền xây dựng đưa lên đưa xuống mấy lần vẫn chưa được thông qua. Mấy buổi họp bàn chưa thấy chuyển biến.Một hôm giám đốc và trưởng phòng kế toán công ty Mỹ Thuật TW. gọi riêng tôi lên văn phòng, nói thẳng, giao việc này tôi phải “giải mã”.
          Lúc này tôi mói biết quy định của nhà nước có vẻ chặt chẽ (?) nhóm tác giả không có quyền làm tượng, chỉ có thể giao cho công ti Mỹ thuật TW để sau đó thuê lại nhóm tác giả xây dựng mất toi tiền tỉ cho người chỉ ngồi kí duyệt
          Sau khi nghe giám đốc và kế toán trưởng công ti Mỹ thuật TW yêu cầu, tôi nghe công việc cũng đơn giản. Chân dung con người còn vẽ được, chứ chữ kí một loáng tôi cũng kí được ngàn tên khác nhau hoàn toàn. Họ tên người làm được phép bịa đặt thỏa sức. Tôi phải vào nhà hộ sinh và ra nghĩa tìm tên người chỉ viêc đánh trao tên và họ hoặc thay đổi chữ đệm, tôi có được hàng vạn người đến làm việc trong nhiều ngày. Điều này khiến tôi nghĩ đến sự hài hước của  tiểu thuyết: “Những linh hồn chết” của nhà văn Nga: Gôgôn .
          Việc này tôi làm khá thận trọng: Bảng chấm công được chia ra từng tổ, chữ tên người viết nót theo kiểu chữ in “Ni tô” gần giống như chữ viết của Bộ giáo dục cải tiến, (đơn giản khô khan không có cá tinh) nhiều người cũng có thể viết được như thế.
Tôi cắt tóc chải đầu, diện bộ sang trọng, đôi giày da lâu lắm mới  mất cho anh đánh giày mấy đồng lẻ, tìm đến cửa hàng pôtôcopi ít người qua lại. Tôi mở cặp da rút mấy chục tờ mẫu Bảng chấm công in ra hàng loạt. Chỉ một loáng là xong khi bước ra cửa, chắc người quen cũng không nhận ra.
    Một bó bút bi các màu các kiểu, chữ kí soát đi soát lại không để nhầm lẫn đến mờ mắt. Vợ con kêu tốn điện, tốn trà, tốn thuốc tôi chỉ cười trừ
          Nhiệm vụ của tôi chỉ có thế. Ngày công và mức lương để trống hết. thuộc quyền người khác, khi đã trao tận tay anh kế toán trưởng Công ty mỹ thuật TW..
          Như tôi biết, nguyên tắc kế toán sau 10 năm mới hủy các tài liệu gian dối này nên tôi phải chôn chăt tận đáy lòng. Tôi cố gắng không để người trong nhà biết chuyện này, tránh những hệ lụy nếu có, nhưng trong lòng tôi luôn day dứt vì sự dại dột, như một tên dối trá.
          Việc đó đến nay là 17 năm rồi…

Làm tượng đâu có dễ. Đây là công việc tập thể mới lạ hoàn toàn. Từ tượng mẫu thạch cao, cao 1,2m phóng cao to lên gần chục lần, cao  như tòa nhà ba tầng với mây chục tấn đất. Nhiều tốp làm tượng đã để trôi móng sụp đổ hai ba lần là chuyện thường. Đó là tai nạn bất đắc dĩ hao tốn công sức, tiền bạc và thời gian. Tôi học được những kinh nghiệm ấy nên mọi việc làm phải thận trọng.
          Cứ coi bức tượng đây là vật đúc phức tạp trong việc gia công cơ khí. Tôi đặt tượng lên bàn “rà” có độ phẳng tốt nhất, rỏ dây rọi và thước vuông từ bàn “rà” vạch trục thẳng đứng tin cậy, cứ thế ta vạch được các đường thẳng đứng song song khắp bức tượng, vạch xong chiều trước ra mặt sau, sang chiều ngang bên phải đến bên trái… Như thế ta đã xác định được tâm bức tượng.
          Tính đến chiều cao bức tượng, phải lấy bàn “bàn rà” có cây vạch dấu rê xung quanh bức tượng theo chiều cao lên đầu gối, cứ thế đến chiều cao hông, eo, ngực, vai và đầu, trên nữa là cằm, mồm, mũi, mắt, đỉnh đầu…v.v Tất cả nét vạch đều được kẻ luôn lên bức tượng mẫu. và lưu vào bản vẽ. Từ đó ta có được khung cốt mẫu như bức vẽ 3 chiều. Từ đó người thợ dựng lên một sơ đồ khung cứng dựng lên như tượng mẫu cao 1,2 mét toàn bộ diện tích bề mặt được tre gỗ ghép kín và nhỏ lại 10 phân đến 20 phân để dành họa sĩ điêu khắc đắp đất thể hiện các chi tiết tình cảm của tượng…
           Khi đã có sơ đồ khung cốt tượng thu nhỏ, tôi giao trực tiếp từng phần cho từng nhóm thợ, chỉ cần nhìn bản vẽ, đo kích thước phóng lên theo tỷ lệ là sẽ đúng. Tôi có thể ngồi nhâm nhi chén nước tính tiếp cho công việc ngày hôm sau.  Lại lập ra bảng tỷ lệ số khá đơn giản, chỉ có 2 cột số. Số đo ở khung mẫu là bao nhiêu phân, vậy ở ngoài thực tế (1/1) nhất  định phải là con số kề bên. (đơn giản hơn bảng thu tiền của cô mậu dịch viên bán vải)
          Dựng khung cốt tượng đã xong, họa sĩ điêu khắc đã đắp lên mấy chục tấn đất sét, dăm bảy lần lãnh đạo đến duyệt; đổ khuôn thạch cao âm bản, rồi dương bản; xong xuôi lại chuyển đến công Đúc Đồng hòan thiện bức tượng
Mặt bằng đặt tượng công ti xây dựng Bạch Đằng đã đóng cọc đổ bê tông nền móng, riêng phần bục đặt tượng vẫn để trơ lên trời mấy cọc thép lớn đang han rĩ  chờ đợi điều gì đó để làm tiếp …
          Việc tôi làm tượng như thế tưởng đã xong nên mê mải vẽ tranh cho tryển lãm Mỹ thuật toàn quốc. Tự nhiên anh cán bộ chủ đầu tư yêu cầu đến văn phòng có việc, giám đốc tôi đang chờ ở đó.
          Ngoài trời tháng năm nóng như đổ lửa, tôi bước vào phòng họp mát lạnh. Giám đốc tôi gật đầu như hài lòng, tôi ngồi xuống chiếc ghế để sẵn và cốc nước chanh đá làm buốt răng.
          Kiến trúc sư Đỗ Nam vẫn say sưa trình bày tiến độ công việc phát biểu hùng hồn và kết luận: “Chúng tôi làm được đúng tiến yêu cầu nhóm tác giả phải cung cấp số liệu: “độ lệch tâm của tượng và của bệ là bao nhiêu; số đo kích thước chân tượng cao 1 mét có khoảng trống là bao nhiêu, để bên xây dựng đặt cột thép liên kết giữa bục và tượng”
          Tôi tưởng sắp có động đất hay sóng thần mới sợ, chuyện này tôi đã nói với giám đốc từ lâu, nhưng ông bảo ta chỉ việc theo dõi việc đúc theo mẫu đã duyệt (không để làm vỡ khuôn mẫu phải chắp vá) Còn việc dựng lên như thế nào kệ bên xây dựng. Chắc đã có cuộc đấu tranh giám đốc tôi đã nhượng bộ quay sang tôi rỉ tai: “Việc này làm được chứ  !” đương nhiên tôi gật đầu phát biểu nêu ít khó khăn về thời gian và người phụ giúp. Cả phòng họp hỉ hả như đã túm được chùm chìa khóa trong tay. Yêu cầu phải bắt tay làm ngay sáng mai phải có bản vẽ thi công.
          Lúc này tôi bối thực sự, chỉ còn vài giờ nữa là hết ngày. Giám đốc sở Văn hóa chủ đầu tư hào phóng nói càn bộ phòng Văn hóa, lấy ô tô đưa tôi sang xí nghiệp Đúc Đồng và yêu cầu họ phuc vụ. Tôi đành lên chiếc xe êm ro, lúc này mới nhớ cốc nước chanh đá chưa kịp uống hết.
          Được công ti Đúc Đồng nhiệt tình giúp đỡ. Dọn sách một mặt phẳng, như một bàn mẫu trong công nghiệp, đặt lên một “thớt” tượng số “Một” tính từ dưới lên. Thớt tượng này tôi đã kin đáo đánh dấu ba nốt “con tu” ở bốn góc từ khuôn mẫu thạch cao. Sau khi cạo sạch lớp cát, bút chì vạch xuống nền phẳng bàn mẫu, chăng dây ngang dọc gặp nhau là tâm bức tượng. Tiếp theo rỏ dây rọi từ mép trên thớt tượng xuống nền nhà (bàn mẫu) nối các điểm lại được một  khoảng trống mà bục tường gắn cột thép nhô lên mà không chạm vào tượng đồng…
          Ngày hôm sau đã có tốp thợ dùng bàn chải sắt kì cọ điều chỉnh lại cốt thép và thanh thép chờ liên kết với chân tượng cùng các chi tiết xung quanh đạt đúng tiến độ cho ngày hoàn thành tới gần.
Sau đó vẫn còn nhiều chuyện rắc rối – Không ngờ đã 17 năm có lẻ…

                                                             LBH



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét