19 thg 12, 2012
12 thg 12, 2012
17 thg 11, 2012
24 thg 9, 2012
"TRÂU VÔ ĐỊCH"
Lê Bá Hạnh (Lê Hà)
Lễ hội chọi trâu năm ấy thật đặc biệt: Trâu số 12 thoáng thấy đối thủ từ xa đã vằng mũi xông lên dùng thế “hổ lao” đánh dập đầu, làm đối thủ bị bất ngờ, choáng váng gục xuống; trâu 12 tiếp tục húc đối thủ lăn đi một vòng, một vòng nữa, bốn chân lên chới với. Trâu 12 lại húc tiếp, húc tiếp nữa để đối thủ giẫy giụa rồi lịm hẳn…
18 thg 9, 2012
29 thg 8, 2012
14 thg 8, 2012
NHỮNG NGÀY ĐI VẼ DÃ NGOẠI
Phóng sự ảnh: Lê Bá Hạnh
Nhóm họa sĩ trẻ Hải Phòng sau khi bầy triển lãm: Tranh hiện thực KHÔNG THỜI GIAN 3+ tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Được nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân đánh giá: “…họ đã hoặc khác hẳn – không còn vướng víu gì nhiều với hội họa Đổi Mới, mỹ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa hay mỹ thuật Đông Dương nữa… bởi họ biết thừa kế và vượt qua. Sáng tác của họ buộc ta phải hy vọng rằng thập kỷ tới là của họ.”
Mới lên tàu - Phong cảnh tuyệt đẹp mới lạ - Họa sĩ Phạm Đức không rời ống kính ghi hình |
Sau triển lãm các họa sĩ thế hệ 7x thường xuyên tập trung thuê mẫu vẽ nghiên cứu và đi vẽ giã ngoại.
LêBáHạnh xin giới thiệu chùm ảnh một ngày đi vẽ ở đảo Hòn Dấu
LêBáHạnh xin giới thiệu chùm ảnh một ngày đi vẽ ở đảo Hòn Dấu
13 thg 8, 2012
HỌA SĨ VÀ CHÂN DUNG TỰ HỌA
CHÂN DUNG TỰ HỌA CHÍNH LÀ BẢN TUYÊN NGÔN CỦA HỌA SĨ
Họa sĩ nào cũng tự vẽ chính mình, bằng những thử nghiệm bút pháp và nhất định mang tâm trạng định hướng.
Giải hưởng Dogma về chân dung tự họa đặt ra đúng nguyện vọng các họa sĩ đang mong đợi. (LBH)
Dogma đã tìm được 46 tác phẩm vào vòng chung kết "Giải thưởng Dogma về chân dung tự họa 2012".
Kết quả của các tác phẩm lọt vào vòng chung kết đã được công bố tại liên kết sau: Chung kết Dogma
Triển lãm khai mạc vào hồi 18h ngày 14/9/2012, kết thúc 30/09/2012
Công bố kết quả và phát thưởng trong lễ khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội.
Giải nhất năm nay thuộc về họa sĩ Ngô Văn Sắc với một tác phẩm độc đáo tạo hình bằng cách đốt trên gỗ tự nhiên. Tác phẩm này được nhận phần thưởng 120 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thêm 4 giải ấn tượng (mỗi giải trị giá 20 triệu đồng), thuộc về các họa sĩ: Đặng Xuân Hùng, Đỗ Thế Thịnh, Phạm Quang Hiếu và Phạm Tuấn Tú.
Cuộc thi do họa sĩ Richard San Marzano (người Italy) kết hợp nhà sưu tập tranh Dominic Scriven (người Anh) tổ chức dành cho các họa sĩ, tuổi đời từ 18 trở lên, đang cư trú ở Việt Nam. Ban tổ chức chấp nhận mọi thể loại, phong cách thể hiện chân dung tự họa.
Thành phần ban giám khảo của cuộc thi gồm: bà Mã Thanh Cao (thạc sĩ mỹ thuật, Giám đốc bảo tàng Mỹ thuật TP HCM), bà Phạm Thị Như Quỳnh (họa sĩ, nhà phê bình nghệ thuật kiêm giám đốc phòng trưng bày Quỳnh) và ông họa sĩ Richard San Marzano.
Dưới đây là tác phẩm của ba họa sĩ Hải Phòng lọt vào vòng chung kết năm nay:
8 thg 6, 2012
BÀ NGOẠI
Truyện ngắn: Lê Bá Hạnh
Bà ngoại tôi một tay chèo chống vượt nhiều thác ghềnh mới giữ được cơ nghiệp và trả giá bằng sinh mạng của chính mình. Vì thế chúng tôi sinh ra đã không được nhìn thấy bà ngoại, không được chia quà, không được nghe kể chuyện...
Ông bà ngoại hiền lành chịu khó. Nhà mấy mẫu ruộng đủ thóc ăn cả năm. Sào vườn gần nhà trồng rau xanh mùa nào thức ấy... Mấy sào vườn dâu đủ cho tằm ăn cả lứa. Chuồng lợn một năm hai lứa; cùng mấy chục nén tơ tằm bán đi là tiền để dành...
4 thg 6, 2012
XÂY DỰNG NHÀ DÂN
Những nguy cơ tiềm ẩn do “Điếc không sợ súng”
KTS: Trần Yên Nguyên
Tình trạng phổ biến hiện nay trên toàn Quốc là hầu như toàn bộ nhà dân được xây dựng bởi những người thầu khoán (không cần có thiết kế) mà phần lớn họ không có bằng cấp và không mấy người trong số họ hiểu biết về kết cấu công trình, về kỹ thuật thi công. Người làm đã liều nhưng người ở lại còn liều hơn bởi họ đâu có biết để mà sợ!!!
KTS: Trần Yên Nguyên
Tình trạng phổ biến hiện nay trên toàn Quốc là hầu như toàn bộ nhà dân được xây dựng bởi những người thầu khoán (không cần có thiết kế) mà phần lớn họ không có bằng cấp và không mấy người trong số họ hiểu biết về kết cấu công trình, về kỹ thuật thi công. Người làm đã liều nhưng người ở lại còn liều hơn bởi họ đâu có biết để mà sợ!!!
1 thg 6, 2012
TRAO ĐỔI VỀ THƠ LỤC BÁT
TRAO ĐỔI VỀ THƠ LỤC BÁT
( Bài phỏng vấn Nhà thơ Trịnh Anh Đạt )
Họa sĩ Lê Bá Hạnh, Nhà thơ Trịnh Anh Đạt, Nhà văn dịch giả Ngọc Châu (Từ trái sang)
foto: Khâu Lệ Hoa
LBH: Là một gương mặt thơ Hải Phòng, được cố Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi yêu mến gọi là “:- Người có duyên với thơ lục bát” anh có suy nghĩ gì về thể thơ truyền thống của dân tộc ta, giữa thời hiện đại ?
TAĐ: Dù hiện đại đến mấy, loài người có chinh phục được mặt trăng, sao Hỏa, sao Kim, thì việc duy trì sự sống vẫn phải cậy nhờ vào khí trời... Thể thơ truyền thống của dân tộc ta nói như Xuân Diệu " Là hơi thở của người Việt Nam”. Phạm Tiến Duật cụ thể hơn “ Câu lục hít vào, câu bát thở ra...” Đã là người Việt Nam ai cũng thuộc, thuộc rất nhiều thơ 6/ 8. Nó trở thành một di sản văn hóa có tính kế thừa: Cụ hát ru bà, bà hát ru mẹ, mẹ hát ru ta. Ta lớn lên từ bầu sữa và lời ru của mẹ, mà lời hát ru chỉ có thể dùng thể 6/ 8 mà thôi.
( Bài phỏng vấn Nhà thơ Trịnh Anh Đạt )
Họa sĩ Lê Bá Hạnh, Nhà thơ Trịnh Anh Đạt, Nhà văn dịch giả Ngọc Châu (Từ trái sang)
foto: Khâu Lệ Hoa
LBH: Là một gương mặt thơ Hải Phòng, được cố Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi yêu mến gọi là “:- Người có duyên với thơ lục bát” anh có suy nghĩ gì về thể thơ truyền thống của dân tộc ta, giữa thời hiện đại ?
TAĐ: Dù hiện đại đến mấy, loài người có chinh phục được mặt trăng, sao Hỏa, sao Kim, thì việc duy trì sự sống vẫn phải cậy nhờ vào khí trời... Thể thơ truyền thống của dân tộc ta nói như Xuân Diệu " Là hơi thở của người Việt Nam”. Phạm Tiến Duật cụ thể hơn “ Câu lục hít vào, câu bát thở ra...” Đã là người Việt Nam ai cũng thuộc, thuộc rất nhiều thơ 6/ 8. Nó trở thành một di sản văn hóa có tính kế thừa: Cụ hát ru bà, bà hát ru mẹ, mẹ hát ru ta. Ta lớn lên từ bầu sữa và lời ru của mẹ, mà lời hát ru chỉ có thể dùng thể 6/ 8 mà thôi.
27 thg 5, 2012
17 thg 5, 2012
TẢN MẠN VỀ NƯỚC MỸ
Trịnh Anh Đạt
Nhà thơ "Rau má xứ Thanh" Trịnh Anh Đạt có chuyến công du sang Mỹ. Nhà thơ gửi bài viết này, cùng ảnh tư liệu cho bogs Lê Bá Hạnh. Xin được giới thiệu cùng đọc giả.
Nhà thơ "Rau má xứ Thanh" Trịnh Anh Đạt có chuyến công du sang Mỹ. Nhà thơ gửi bài viết này, cùng ảnh tư liệu cho bogs Lê Bá Hạnh. Xin được giới thiệu cùng đọc giả.
Trịnh Anh Đạt, tác giả bài viết đứng dưới chân một khu phố ở Sanfrancisco city |
Theo số liệu của cơ quan thống kê Hoa Kỳ (USA Census Bureau) cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã lên tới con số 1,8 triệu người, và trở thành cộng đồng thiểu số gốc Á lớn thứ 2 toàn nước Mỹ (Sau người Mỹ gốc Hoa) Ngoài ra, theo ông Lê Thành Ân, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh, thì có khoảng 2 triệu người châu Á, đang sinh sống tại Mỹ, tự nhận mình là người gốc Việt. (Đây chính là những người Hoa ở hai miền nam bắc Việt Nam, ra đi sau sự kiện chiến tranh biên giới phía bắc những năm 1987- 1988) (Chú thích của tác giả)
1 thg 5, 2012
29 thg 4, 2012
27 thg 4, 2012
TRẠI SÁNG TÁC MỸ THUẬT - NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI - VĨNH PHÚC
Lê Bá Hạnh
Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc mở trại sáng tác Mỹ Thuật
Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc mở trại sáng tác Mỹ Thuật
Buổi khai mạc trọng thể. Mấy bài diễn văn tuyên bố lý do như thường lệ. Họa sĩ Thành Chương, Lê Trí Dũng, Nguyễn …duyệt xem cẩn trọng các phác thảo của hội viên đã thể hiện và phát biểu những ý kiến xác đáng, gợi mở ra hướng phát triển để hoàn thiện thật bổ ích. Cái phác thảo tranh lụa:“Thiếu nữ và trăng” của tôi họa sĩ Thành Chương nhận xét: “…phải để không gian thật thơ mộng như thơ, chứ đừng để cô gái như nghèo khổ nằm vạ nằm vật…” Đúng quá, tôi mải say mê tìm tòi mái tóc và gió thổi nên bỏ quên đi mọi thứ. Đó là phác thảo tôi đang làm dở dang ở nhà, tình cờ mang theo cùng mấy ký họa 5 năm trước đã vẽ ở đây thẩm định lại rồi xây dựng tác phẩm…
Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc mở trại sáng tác Mỹ Thuật
16 thg 4, 2012
...Chuyện về... những người không có tên... Ở CHÂN TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN
Lê Bá Hạnh
Nửa thế kỷ rồi mới được “Qua miền Tây Bắc”. Dốc Pha Đin, đèo Lũng Lô. Tôi cố tìm dấu vết xe thồ, nốt hằn đường kéo pháo mà không thấy, chỉ con đường rải nhựa, hôm nay xe ô tô siêu trường, siêu trọng chở tượng đài “Chiến thắng Điiện Biên” nặng 200 tấn đặt trên đồi Đ1, cả thành phố Điện Biên chỗ nào cũng nhìn thấy, dù hôm nay mới đặt được phần dưới, nhưng đã gây được ấn tượng mạnh từ cánh tay chiếc cần cẩu vươn cao, phía trên là lá cờ Tổ Quốc…
Một năm trước tôi đã được chứng kiến các nhà điêu khắc trẻ Công Ty Mỹ Thuật Trung ương dựng khung thép kết cấu thành hình dáng tượng rồi gọt sửa từng mảng đất để được đúng hình anh bộ đội Cụ hồ: áo chấn thủ, mũ nan, chùm vải, chăng lưới… Một anh lính giương cao lá cờ: “Quyết chiến quyết thắng”, lưng quàng mảnh vải dù ngụy trang. Một anh lính khác khoác súng nâng em bé gái dân tộc Thái trên vai reo cười cùng nhìn lá cờ bay lượn, mặt tươi như hoa rạng rỡ niềm vui. Người chiến sĩ thứ ba mắt nhìn xa, nét mặt cương nghị tỉnh táo nắm chắc tay súng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành quả chiến thắng. Đó là tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Hải, ông ấp ủ và phác thảo nhiều lần năm 1969 mới hoàn thành được nhân dân và các nhà chuyên môn đánh giá rất cao, được Bảo Tàng Mỹ Thuật mua và lưu giữ.
Nửa thế kỷ rồi mới được “Qua miền Tây Bắc”. Dốc Pha Đin, đèo Lũng Lô. Tôi cố tìm dấu vết xe thồ, nốt hằn đường kéo pháo mà không thấy, chỉ con đường rải nhựa, hôm nay xe ô tô siêu trường, siêu trọng chở tượng đài “Chiến thắng Điiện Biên” nặng 200 tấn đặt trên đồi Đ1, cả thành phố Điện Biên chỗ nào cũng nhìn thấy, dù hôm nay mới đặt được phần dưới, nhưng đã gây được ấn tượng mạnh từ cánh tay chiếc cần cẩu vươn cao, phía trên là lá cờ Tổ Quốc…
Một năm trước tôi đã được chứng kiến các nhà điêu khắc trẻ Công Ty Mỹ Thuật Trung ương dựng khung thép kết cấu thành hình dáng tượng rồi gọt sửa từng mảng đất để được đúng hình anh bộ đội Cụ hồ: áo chấn thủ, mũ nan, chùm vải, chăng lưới… Một anh lính giương cao lá cờ: “Quyết chiến quyết thắng”, lưng quàng mảnh vải dù ngụy trang. Một anh lính khác khoác súng nâng em bé gái dân tộc Thái trên vai reo cười cùng nhìn lá cờ bay lượn, mặt tươi như hoa rạng rỡ niềm vui. Người chiến sĩ thứ ba mắt nhìn xa, nét mặt cương nghị tỉnh táo nắm chắc tay súng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành quả chiến thắng. Đó là tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Hải, ông ấp ủ và phác thảo nhiều lần năm 1969 mới hoàn thành được nhân dân và các nhà chuyên môn đánh giá rất cao, được Bảo Tàng Mỹ Thuật mua và lưu giữ.
19 thg 3, 2012
Một ngày đi thực tế
Lê Bá Hạnh
Trong chuyến đi thực tế, trại sáng tác đã có hơn bốn người bỏ quên áo len, áo khoác trong một chuyến đi, vì chúng tôi anh nào cũng bạc trắng đầu, quên kính, quên bút, quên mũ là chuyện thường xuyên. Nhưng khi ngồi vào bàn viết thì không thể quên chữ nào
Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng mở trại sáng tác khai mạc ở Công ty Du lịch quốc tế Hòn Dấu. Sau ngày khai mạc, được nghe về tiềm năng phát triển dự án mở ra khá nhiều cái tuyệt vời...
Ngày hôm sau, chiếc 48 chỗ ngồi chở các hội viên đi thực tế tìm hiểu du lịch tâm linh vùng đất Đồ Sơn đầy tiềm ẩn… Chặng đầu dừng chân: Suối Rồng, nguồn nước mát lạnh từ trong lòng núi đá chảy ra đến kỳ lạ suốt đêm, suốt ngày và hào phóng đến bất ngờ…
8 thg 3, 2012
Tội phạm vô hình
Truyện ngắn: Lê Bá Hạnh
Thế là xong đợt nghỉ điều dưỡng, nhưng cánh tay An lại tê dại như chất độc khốn nạn nó tái phát. An lang thang ra bãi biển nghĩ vẩn vơ, nuối tiếc một điều gì chưa rành rọt. Mừng vui là chuyện đương nhiên, nhưng hẫng hụt lưu luyến cái bục giảng, các bạn đồng nghiệp và đám giáo sinh cũng làm An bịn rịn... Ngày mai sẽ nhận sổ hưu, không còn gì ràng buộc, đó là niềm vui mơ ước xưa nay...
Thế là xong đợt nghỉ điều dưỡng, nhưng cánh tay An lại tê dại như chất độc khốn nạn nó tái phát. An lang thang ra bãi biển nghĩ vẩn vơ, nuối tiếc một điều gì chưa rành rọt. Mừng vui là chuyện đương nhiên, nhưng hẫng hụt lưu luyến cái bục giảng, các bạn đồng nghiệp và đám giáo sinh cũng làm An bịn rịn... Ngày mai sẽ nhận sổ hưu, không còn gì ràng buộc, đó là niềm vui mơ ước xưa nay...
25 thg 2, 2012
Quảng Ninh năm xưa
PHÒNG KHÁCH NĂM 1972
(Nhà máy cơ khí Cẩm Phả Anh Hùng) Ký họa bút sắt (38x26)
XÓM BẾN PHÀ Hon Gai Quang Ninh, (Bột màu 40x30)
THỜI CHỐNG MỸ (Khắc gỗ nàu 75x60)
CẢNG THAN HÒN GAI (Lụa 80x60)
24 thg 2, 2012
17 thg 2, 2012
Khuynh hướng SIÊU THỰC và ảnh hưởng của nó trong sáng tạo VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Nguyễn Tất Hanh
Lâu nay chúng ta hay bàn luận về tính siêu thực và sự ảnh hưởng của nó trong sáng tác, một số người dùng quan niệm đó như chiếc “đũa thần” biến hoá và coi nó như cứu cánh cho hoạt động sáng tạo của mình. Không có siêu thực thì nghệ thuật và văn chương sẽ chết ?
Sẽ là như vậy chăng ?
Lâu nay chúng ta hay bàn luận về tính siêu thực và sự ảnh hưởng của nó trong sáng tác, một số người dùng quan niệm đó như chiếc “đũa thần” biến hoá và coi nó như cứu cánh cho hoạt động sáng tạo của mình. Không có siêu thực thì nghệ thuật và văn chương sẽ chết ?
Sẽ là như vậy chăng ?
trích: Miền đất hứa (Sơn dầu 540x200) tác giả: Mai Duy Minh |
16 thg 2, 2012
...Chiếc áo len của nhà thơ ... PHAN XUÂN HẠT
Lê Bá Hạnh
Trang web trannhuong.com, được chủ doanh nghiệp “Tuấn Cá Sấu” tài trợ mở cuộc thi câu đối nhân ngày “Doanh nhân Việt Nam”. Đúng ngày Lễ Giáng Sinh, Ban Tổ Chức trao giải tại Thạch Thi Viên (Hải Phòng). Như thường lệ đó là những ngày rét nhất trong năm và trước đó thời tiết ở Sa Pa đã có tuyết phủ trắng xoá...
Trang web trannhuong.com, được chủ doanh nghiệp “Tuấn Cá Sấu” tài trợ mở cuộc thi câu đối nhân ngày “Doanh nhân Việt Nam”. Đúng ngày Lễ Giáng Sinh, Ban Tổ Chức trao giải tại Thạch Thi Viên (Hải Phòng). Như thường lệ đó là những ngày rét nhất trong năm và trước đó thời tiết ở Sa Pa đã có tuyết phủ trắng xoá...
8 thg 2, 2012
BỮA RƯỢU CỦA NHÀ THƠ
Lê Bá Hạnh
Sau buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Câu lạc bộ thơ Quận.Tôi và nhà thơ Trịnh Anh Đạt phải tiếp rượu hai nhà thơ nổi tiếng ở Thủ Đô. Nhiệm vụ đến bất ngờ làm chúng tôi lúng thúng. Hồi bao cấp tôi thèm rượu mà không có, bây giờ gan suy, thận yếu, dạ dày cắt đi một nửa, Trịnh Anh Đạt cũng chẳng hơn điều gì, chất độc da cam lại tái phát đầy người. Sự ăn uống bây giờ là sự bất đắc dĩ. Nhưng công việc quan trọng không thể chối từ…
Sau buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Câu lạc bộ thơ Quận.Tôi và nhà thơ Trịnh Anh Đạt phải tiếp rượu hai nhà thơ nổi tiếng ở Thủ Đô. Nhiệm vụ đến bất ngờ làm chúng tôi lúng thúng. Hồi bao cấp tôi thèm rượu mà không có, bây giờ gan suy, thận yếu, dạ dày cắt đi một nửa, Trịnh Anh Đạt cũng chẳng hơn điều gì, chất độc da cam lại tái phát đầy người. Sự ăn uống bây giờ là sự bất đắc dĩ. Nhưng công việc quan trọng không thể chối từ…
25 thg 1, 2012
THĂM THẦY GIÁO CŨ
Lê Bá Hạnh
Như thường lệ, cuối năm chúng tôi lại kéo nhau đến thăm thầy và nhận được những điều bổ ích, như thuở còn mang khăn quàng đỏ…
Thầy đã nghỉ hưu từ lâu nhưng vẫn theo sát nền giáo dục và tri thức của đất nước. Thầy chia sẻ với chúng tôi về kiến thức văn hóa của thế hệ trẻ. Thầy dẫn chứng- Đường lên đỉnh Olympia, chặng Vượt chướng ngại vật, danh từ “phù sa” và “chọi trâu” ai cũng tìm ra nhưng vẫn còn hai thí sinh không được điểm vì sai lỗi chính tả, viết là “phù xa” và “trọi trâu"; rồi chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” mọi người đã chọn được từ có 7 chữ cái, chỉ hành động không được hoan nghênh trong bóng đá, đó là từ “ tiểu xảo” thế mà trả lời là “tiểu sảo” để tuột khỏi tay người giành chiến thắng…
Như thường lệ, cuối năm chúng tôi lại kéo nhau đến thăm thầy và nhận được những điều bổ ích, như thuở còn mang khăn quàng đỏ…
Thầy đã nghỉ hưu từ lâu nhưng vẫn theo sát nền giáo dục và tri thức của đất nước. Thầy chia sẻ với chúng tôi về kiến thức văn hóa của thế hệ trẻ. Thầy dẫn chứng- Đường lên đỉnh Olympia, chặng Vượt chướng ngại vật, danh từ “phù sa” và “chọi trâu” ai cũng tìm ra nhưng vẫn còn hai thí sinh không được điểm vì sai lỗi chính tả, viết là “phù xa” và “trọi trâu"; rồi chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” mọi người đã chọn được từ có 7 chữ cái, chỉ hành động không được hoan nghênh trong bóng đá, đó là từ “ tiểu xảo” thế mà trả lời là “tiểu sảo” để tuột khỏi tay người giành chiến thắng…
GÃ GÀN VÀ BỨC TRANH KHÔNG BÁN
Truyện ngắn: Lê Bá Hạnh
Cha mẹ đặt cho gã cái tên kêu như chuông. Tranh của gã được lưu ở Bảo Tàng, được ghi danh ở vựng tập “Họa sĩ thế kỷ XX” thế mà chẳng ai biết đến. Nhưng đến đầu phố hỏi tìm “gã Gàn họa sĩ ” thì mọi người đều chỉ đến ngôi nhà tồi tàn, ngõ có giàn thiên lí xanh um, hoa lá rụng đầy gốc, gã không hái để xào nấu, cũng chẳng cho ai… Gã chỉ để chờ đón một người đẹp trong mộng!
22 thg 1, 2012
TUỔI RỒNG BAY
Truyện ngắn: Lê Bá Hạnh
Gã sinh năm thìn, tháng thìn, lại được cô vợ cùng tuổi, các thầy tướng số đều nói “…nằm duỗi mà ăn!” giàu sang ngất ngưỡng sẽ bay tít lên tận mây xanh.
Nhưng chờ mãi mà ngày ấy vẫn chưa đến với vợ chồng gã…
Cả tuổi thơ gã sống buông thả, phá tán, đốt tiền như giấy rách. Khi bố mẹ về già, vợ chồng gã vơ vét hết đất cát. Ngay cả tiền phúng viếng đám tang gã cũng ôm gọn, vin cớ để xây lăng mộ hoành tráng, các chị và em gái đều khá giả nên bỏ qua… Nhưng mấy năm sau đụng đến xây mộ, gã lại bắt mọi người đóng góp đầy đủ.
20 thg 1, 2012
4 thg 1, 2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)