Lê Bá Hạnh
Tâm linh và đời thường
Năm 2000, cả thế giới chào đón thiên niên kỷ mới đầy bí ẩn. Chúng tôi nhận nhiệm vụ xây dựng tượng nữ tướng Lê Chân.
Mười hai tháng làm tượng, đủ bốn mùa mưa nắng, muôn vàn chuyện lạ. Ngày khánh thành tượng cũng thật kỳ lạ: nhát chổi cuối cùng quét dọn xong thì mây đen vần vụ, một trận mưa rào lũ lụt, nước ở quảng trường đổ xuống hố ga chảy ồ ồ ra cống rãnh, chỉ trong bán kính dăm bảy trăm mét, giữa mùa đông ken hiếm có, mưa chỉ mười lăm, hai mươi phút rồi trời quang mây tạnh, vừa kịp cho mọi người sắp lễ đêm thu hồn nhập tượng long trọng của đại sư chùa Vẻn.
23 thg 12, 2011
19 thg 12, 2011
NHÀ THƠ TRẺ - 60 NĂM TUỔI ĐẢNG - 82 TUỔI ĐỜI
Lê Bá Hạnh
Sau Ngày thơ Việt Nam, (rằm tháng giêng Kỉ Sửu) Câu lạc bộ thơ quận Đồ Sơn và gia đình nhà thơ Lê Viết Khản ra mắt tập thơ “Tiếng cuốc vỡ đồi” được đảng bộ, chính quyền địa phương cùng các nhà thơ trong Câu lạc bộ dự đông đủ.
15 thg 12, 2011
Nhớ lại NGÀY THÀNH LẬP HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG NINH
(Lê Bá Hạnh)
Hơn bốn chục năm trước, Tổng thống Mỹ Giônxơn phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại Miền Bắc, sau chiến thắng ở chiến trường Miền Nam và thắng lợi ngoại giao hội nghị Pari.
Hơn bốn chục năm trước, Tổng thống Mỹ Giônxơn phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại Miền Bắc, sau chiến thắng ở chiến trường Miền Nam và thắng lợi ngoại giao hội nghị Pari.
1 thg 12, 2011
Khai mạc TRẠI SANG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BIỂN ĐẢO QUÊ HƯỢNG
Sáng 1 tháng 12 năm 2011 Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng tổ chức trại sáng tác VHNT khai mạc tại Công ty du lịch quốc tế Hòn Dấu, gồm 40 hội viên của của các ngành Văn Thơ Kịch Nhạc Họa và Văn học Dân gian...
Chủ Tịch Hội VHNT đọc diễn văn khai mạc
Chủ Tịch Hội VHNT đọc diễn văn khai mạc
18 thg 11, 2011
17 thg 11, 2011
ĐÔI ĐIỀU TẢN MẠN - Triển lãm tranh hiện thực KHÔNG THỜI GIAN
Hoàng Dương
Vừa xem vừa suy ngẫm về 3 họa sĩ đất Cảng trong triển lãm tranh hiện thực:“Không Thời Gian” tại Bảo Tàng Mỹ Thuật – 66 Nguyễn Thái Học Hà Nội.
Vừa xem vừa suy ngẫm về 3 họa sĩ đất Cảng trong triển lãm tranh hiện thực:“Không Thời Gian” tại Bảo Tàng Mỹ Thuật – 66 Nguyễn Thái Học Hà Nội.
27 thg 10, 2011
Khai mạc KHÔNG THỜI GIAN: Thật là đông và đủ cái để xem lâu
19 thg 10, 2011
TRIỂN LÃM TRANH HIỆN THỰC 3+ KHÔNG THỜI GIAN
Lê Bá Hạnh
Đó là triển lãm của 3 họa sĩ Hải Phòng: Bùi Duy Khánh, Mai duy Minh và Vũ Ngọc Vĩnh đều thế hệ 7x. Triển lãm bầy tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Còn 6 ngày nữa mới là ngày khai mạc nhưng nhiều nguồn thông tin đại chúng đã bàn đến khá sôi nổi…
DON BEN (mau nuoc 80x55) cua BUI DUY KHANH
Báo TTVH có bài của nhà báo Phong Vân: “…Mai Duy Minh … đã làm chất liệu sơn dầu hoàn hảo hơn…” sẽ không sai nếu tác giả diễn đạt được những gì mình muốn có; Vũ Ngọc Vĩnh cũng vẽ chất liệu ấy nhưng phong cách khác và mang lại những hiệu quả nhất định.
Bùi Duy Khánh lại vẽ bằng thuốc nước trên giấy. Thứ chất liệu các họa sĩ đương đại gần như bỏ quên !Bùi Duy Khánh yêu hội họa từ nhỏ nhưng âm nhạc lại cuốn hút anh suốt thời son trẻ; công nghệ thông tin phát triển mở ra một chân trời như huyền thoại, anh lại say mê học hỏi ứng dụng vào làm lôgô quảng cáo và đó cũng là nghề anh kiếm sống hàng ngày. Mấy năm gần đây, anh được người bạn ở nước ngoài gửi cho tài liệu và những băng hình quy trình vẽ tranh thuốc nước, anh mê mải rèn luyện, ngày đêm trăn trở, trả khá đắt cho những thử nghiệm, vẽ lần này thì đẹp, vẽ lần sau lại không được như thế, anh phải dùng camera quay tự động kiểm tra tìm ra thiếu sót trong quy trình để khắc phục. (Nếu có người thầy bên cạnh chắc chỉ cần nói một câu thì không phải mầy mò mất nhiều ngày tưởng như bất lực…) Cứ như thế anh làm chủ được chất liệu và rất tinh tế…
Tranh “Chắn sóng I” và “Chắn sóng II” trong triển lãm Mỹ Thuật Toàn quốc và Triển lãm Biển và Hải Đảo…đã nói lên điều đó. Diễn tả nó phóng khoáng, khác lạ với nhiều những tranh màu nước trước đây đã vẽ…
Mai Duy Minh vẽ 2 năm 7 tháng được một bức tranh sơn dầu. Bùi Duy Khánh chỉ được phép vẽ một “loáng” cùng lắm là vài giờ, đẹp thì dùng, không vừa ý vứt bỏ…Tranh màu nước là như vậy!Vẽ bằng suy nghĩ nhiều hơn là thời gian cầm bút…
Mai Duy Minh sinh viên trường “ốc” giỏi hình hoạ điểm 10+ tuyệt đối ; Vũ Ngọc Vĩnh học được năm thứ hai bị gạch tên khỏi danh sách nhà trường, càng làm anh yêu thích nghệ thuật tạo hình, càng có thời gian anh sáng tác những đề tài anh ấp ủ… và sống được bằng nghề!
Bùi Duy Khánh cũng kiếm sống bằng nghề khác, chỉ có thể cầm bút vẽ sau giờ làm việc… với cái nhìn vô tư trong sáng, nhưng kĩ thuật lại điêu luyện, biết tung tẩy phóng khoáng đúng chỗ như muốn giãi bầy tâm hồn mình trước biển…
Triển lãm tranh hiện thực 3+ Không thời gian. Là hội ngộ một thế hệ, một cách nhìn- dù khác nhau điểm xuất phát, khác chất liệu, khác phong cách…
Đúng như nhà phê bình Mỹ Thuật Nguyễn Quân viết về triển lãm: “Ba họa sĩ Hải Phòng thuộc thế hệ 7x. bằng các tác phẩm của mình đã góp phần thuyết phục ta rằng, lớp nghệ sĩ trẻ này ở cả ba miền đất nước đã bẻ một khúc quanh nữa của dòng chảy thẩm mỹ của Mỹ thuật Việt Nam, họ đã hoặc sẽ khác hẳn- không còn vướng víu gì nhiều với hội họa Đổi Mới, mỹ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa hay mỹ thuật Đông Dương nữa…bởi họ biết thừa kế và vượt qua. Sáng tác của họ buộc ta phải hi vọng rằng thập kỉ mới là của họ./.
LBH
Bài tham khảo
* Bài báo của PV Phong Vân
* Bài của Nguyễn Quân
Bùi Duy Khánh lại vẽ bằng thuốc nước trên giấy. Thứ chất liệu các họa sĩ đương đại gần như bỏ quên !Bùi Duy Khánh yêu hội họa từ nhỏ nhưng âm nhạc lại cuốn hút anh suốt thời son trẻ; công nghệ thông tin phát triển mở ra một chân trời như huyền thoại, anh lại say mê học hỏi ứng dụng vào làm lôgô quảng cáo và đó cũng là nghề anh kiếm sống hàng ngày. Mấy năm gần đây, anh được người bạn ở nước ngoài gửi cho tài liệu và những băng hình quy trình vẽ tranh thuốc nước, anh mê mải rèn luyện, ngày đêm trăn trở, trả khá đắt cho những thử nghiệm, vẽ lần này thì đẹp, vẽ lần sau lại không được như thế, anh phải dùng camera quay tự động kiểm tra tìm ra thiếu sót trong quy trình để khắc phục. (Nếu có người thầy bên cạnh chắc chỉ cần nói một câu thì không phải mầy mò mất nhiều ngày tưởng như bất lực…) Cứ như thế anh làm chủ được chất liệu và rất tinh tế…
Tranh “Chắn sóng I” và “Chắn sóng II” trong triển lãm Mỹ Thuật Toàn quốc và Triển lãm Biển và Hải Đảo…đã nói lên điều đó. Diễn tả nó phóng khoáng, khác lạ với nhiều những tranh màu nước trước đây đã vẽ…
Mai Duy Minh vẽ 2 năm 7 tháng được một bức tranh sơn dầu. Bùi Duy Khánh chỉ được phép vẽ một “loáng” cùng lắm là vài giờ, đẹp thì dùng, không vừa ý vứt bỏ…Tranh màu nước là như vậy!Vẽ bằng suy nghĩ nhiều hơn là thời gian cầm bút…
Mai Duy Minh sinh viên trường “ốc” giỏi hình hoạ điểm 10+ tuyệt đối ; Vũ Ngọc Vĩnh học được năm thứ hai bị gạch tên khỏi danh sách nhà trường, càng làm anh yêu thích nghệ thuật tạo hình, càng có thời gian anh sáng tác những đề tài anh ấp ủ… và sống được bằng nghề!
Bùi Duy Khánh cũng kiếm sống bằng nghề khác, chỉ có thể cầm bút vẽ sau giờ làm việc… với cái nhìn vô tư trong sáng, nhưng kĩ thuật lại điêu luyện, biết tung tẩy phóng khoáng đúng chỗ như muốn giãi bầy tâm hồn mình trước biển…
Triển lãm tranh hiện thực 3+ Không thời gian. Là hội ngộ một thế hệ, một cách nhìn- dù khác nhau điểm xuất phát, khác chất liệu, khác phong cách…
Đúng như nhà phê bình Mỹ Thuật Nguyễn Quân viết về triển lãm: “Ba họa sĩ Hải Phòng thuộc thế hệ 7x. bằng các tác phẩm của mình đã góp phần thuyết phục ta rằng, lớp nghệ sĩ trẻ này ở cả ba miền đất nước đã bẻ một khúc quanh nữa của dòng chảy thẩm mỹ của Mỹ thuật Việt Nam, họ đã hoặc sẽ khác hẳn- không còn vướng víu gì nhiều với hội họa Đổi Mới, mỹ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa hay mỹ thuật Đông Dương nữa…bởi họ biết thừa kế và vượt qua. Sáng tác của họ buộc ta phải hi vọng rằng thập kỉ mới là của họ./.
LBH
Bài tham khảo
* Bài báo của PV Phong Vân
* Bài của Nguyễn Quân
24 thg 9, 2011
6 thg 9, 2011
NGẪU HỨNG TẠI LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN HẢI PHÒNG
Ngẫu hứng tại Lễ hội chọi trâu Hải Phòng (06/09/2011)
Hôm nay 6/ 9/ 2011 tức mùng 9 tháng 8 âm lịch. Tại quận Đồ Sơn TP Hải Phòng diễn ra lễ hội chọi trâu lần thứ 22. Theo tập tục dù ông trâu thắng hay ông trâu thua đều bị xả thịt tế thần linh cầu mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, người làng chài vào lộng ra khơi đánh bắt nhiều tôm cá...
NGẪU HỨNG TẠI LỄ HỘI CHỌI TRÂU HẢI PHÒNG
Sáng ra còn chọi trên sân
Trưa thành "bảy món" đầy mâm họ ngồi
Cõi người bạc lắm trâu ơi
Anh hùng, chí sỹ... vào nồi như nhau!*
Trưa thành "bảy món" đầy mâm họ ngồi
Cõi người bạc lắm trâu ơi
Anh hùng, chí sỹ... vào nồi như nhau!*
Trịnh Anh Đạt
---* Dù ai buôn đâu bán đâuMùng chín tháng tám chọi trâu thì về...
CHỌI TRÂU LÀ LỄ HỘI XA XƯA QUÊ TÔI. ĐÃ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC CÔNG NHẬN
LBH tui khổng biết làm thơ, xin phép tác giả và luc bat.com
đưa bài trên về trang nhà cho vui
1 thg 9, 2011
Liên hoan ảnh nghệ thuật đồng bằng Sông Hồng- tại thành phố Hạ long
Các nghệ sĩ đua nhau giương ống kính
Giải thưởng lớn nhất thuộc về Quảng Ninh
Biểu diễn Văn nghệ khai mạc liên hoan...
31 thg 8, 2011
13 thg 7, 2011
MỘT LẦN TỚI SÀI GÒN
Lê Bá Hạnh
Nói đến thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) đã có người ca ngợi là hòn ngọc Viễn Đông; thành phố phía Nam làm ăn năng động, dân số đông nhất nước. Bạn tôi chưa ai tới, riêng tôi may mắn ngồi trên xe ô tô lướt qua khi trời rạng sáng. Điều này càng cuốn hút thôi thúc tôi phải một lần đến cho biết…
Nói đến thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) đã có người ca ngợi là hòn ngọc Viễn Đông; thành phố phía Nam làm ăn năng động, dân số đông nhất nước. Bạn tôi chưa ai tới, riêng tôi may mắn ngồi trên xe ô tô lướt qua khi trời rạng sáng. Điều này càng cuốn hút thôi thúc tôi phải một lần đến cho biết…
4 thg 6, 2011
TÌNH HUỐNG NGOÀI KỊCH BẢN
Lê Bá Hạnh
Cơn nắng nóng bất thường làm mọi người như kiệt sức. Đạo diễn Đào Vinh nhận nhiệm vụ làm chương trình “Khách mời văn nghệ” (*) vào tuần tới nên không thể không vác máy lên đường.
Điểm đến là Xóm Núi của Nữ sĩ Đoàn Lê (…Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan…) như bài thơ người em gái Đoàn Thị Tảo đã viết tặng chị nhân ngày chị sinh, đã được nhạc sĩ Trọng Đài phổ nhạc trong phim Người Hà Nội.
Chân dung BTV Hải Như của Đoàn Lê
29 thg 4, 2011
NGƯỜI MÂŨ VÀ BỨC TRANH ĐẶT TRƯỚC
Truyện ngắn: Lê Bá Hạnh
Tiếng hoạ mi nhà bên hót véo von, như thường lệ. Tuyết tỉnh hẳn sau một đêm dài... Không biết kẻ thâm hiểm nào chọn đặt cho Tuyết cái tên này. Hồi còn học lớp mười hai, một cuốn sách cũ đã cho Tuyết học thuộc lòng câu thơ: .. “Tưởng là băng sạch Tuyết trong veo/ Tuyết lấm băng nhơ rõ chán phèo/ Hồ tù ngán lỗi con "Rồng lộn"/ Ngọc vết thương tình vẫn "cố đeo"... Bài thơ nhại giọng Hồ Xuân Hương của nhà thơ trào phúng cận đại.(*) Mấy câu thơ cứ dai dẳng theo đuôỉ như một sự xỉ nhục, lúc ẩn lúc hiện trong đầu như một nếp gấp trang giấy, không thể xoá mờ…
4 thg 4, 2011
MỘT LẦN TỚI LÀNG VIỆT HẢI
Những khách du lịch nước ngoài đã đến Cát Bà là không thể bỏ qua: Con đường mòn mạo hiểm, cheo leo qua nhiều dốc đá dựng ngược, qua nhiều hang núi, đường hầm ngập nước, khe suối; bãi lầy có tên gọi Ao Ếch thật hấp dẫn rồi rừng nguyên sinh và con đò thơ mộng ...
16 thg 3, 2011
HỌA SĨ- LÃO NGÔ VÀ CON TRAI
Truyện ngắn: Lê Bá Hạnh
Lão Ngô ngơ ngẩn, bàng hoàng như trong mơ. Đống tranh vẽ trên giấy báo, giấy rơm, giấy vàng mã, lại bán được tiền ngoại tệ mạnh, tiền ngân hàng nhà nước. Tiền đó mua được đất, xây được nhà cao vời vợi thế này, không bàng hoàng ngẩn ngơ mới là chuyện lạ…
NỖI KHỔ CÂY CAU
(Truyện ngắn Lê Bá Hạnh)
…Đúng là tội nghiệp, khổ sở lây đến cả cây cau, đang ở làng quê lộng gió, xanh lá ngút ngàn, cả vườn rộng thênh thang, nương tựa vào nhau, khoe hương với gió… Nhưng từ ngày về thành phố thì cô đơn, buồn tủi. Một cây đã hỏng, còn một cây đang lụi tàn…Như thân ta đâu có sung sướng…
…Đúng là tội nghiệp, khổ sở lây đến cả cây cau, đang ở làng quê lộng gió, xanh lá ngút ngàn, cả vườn rộng thênh thang, nương tựa vào nhau, khoe hương với gió… Nhưng từ ngày về thành phố thì cô đơn, buồn tủi. Một cây đã hỏng, còn một cây đang lụi tàn…Như thân ta đâu có sung sướng…
7 thg 3, 2011
TRIỂN LÃM MỸ THUẬT MÙA XUÂN 2
Lê Bá Hạnh
"Mùa xuân" là tên cuộc triển lãm cách đây vài năm trước của Trung Tâm Văn Hoá Nghệ Thuật Hải Phòng, một cuộc triển lãm thành công, đến nay vẫn còn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người yêu nghệ thuật hội hoạ…
"Mùa xuân" là tên cuộc triển lãm cách đây vài năm trước của Trung Tâm Văn Hoá Nghệ Thuật Hải Phòng, một cuộc triển lãm thành công, đến nay vẫn còn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người yêu nghệ thuật hội hoạ…
Cao nam Tiến- Đoàn Lê- Lê Bá Hạnh- Bùi Duy Khánh |
Hưởng ứng 100 năm ngày Quốc Tế Phụ nữ 8/ 3. Bốn tác giả đều là thành viên của TT VH NT : Đoàn Lê, Lê Bá Hạnh, Cao Nam Tiến và Bùi Duy Khánh với số lượng tổng cộng 55 bức tranh thuộc đủ thể loại sơn dầu, thuốc nước, bột màu, khắc gỗ…
Chủ đề triển lãm là vẻ đẹp đất nước, con người Việt nam. Một mảng đặc biệt trong đợt trưng bầy nầy của các tác giả là đề tài thiếu nữ và hoa, được nhấn mạnh ca ngợi cái đẹp tạo hoá ban tặng.
Phòng tranh đa dạnh màu sắc, mỗi hoạ sĩ thể hiện mình theo phong cách riêng, không ai giống ai:
- Đoàn Lê những tranh sơn dầu khổ lớn, màu chủ đạo xanh cây tràn ngập cảnh vật, khơi gợi nét đẹp tinh tế của người thiếu nữ, những khung cảnh xóm núi làng quê êm đềm.
- Lê Bá Hạnh đi riêng mật mảng kí hoạ với nết bút chứng tỏ một tay nghề vững vàng. Vẻ đẹp làng thôn, của những ngày chống Mĩ được ghi lại một cách tình camtrong suốt ba mươi năm làm việc miệt mài của người hoạ sĩ đẫ đứng tuổi này.
- Cao Nam Tiến đã làm phòng tranh rực rỡ hẳn lên với sắc màu tươi tắn, khoẻ mạnh, yêu đời. Tranh của hoạ sĩ trẻ thiên về phonh cach lập thể với những đường nét, hình khối mạnh mẽ.
- Bùi Duy Khánh ngược lại với những bức tranhthuoocs nước trong trẻo, tinh tế, gần hiện thực hơn cả. Cảnh vật qua sự chọn lọc của con mắt anh đều hài hoà, ấm áp.
Chính sự đa dạng đã khiến phòng tranh hấp dẫn. Theo nhận định ban đầu của Hội Đồng xét duyệt, không có bức tranh nào có vấn đề phải bàn xét, có thể nói tác giả đã làm việc hết sức nghiêm túc và tâm huyết.
Đoàn Lê tâm sự riêng:
- Tôi rất mừng những tranh thiếu nữ khoả thân xưa nay vốn không được trình bầy nhiều, mà lần này được phòng tranh bầy đến năm bức, với những bức khổ lớn… Đó chính là chủ đề Mùa Xuân tôi tặng cho ngày Phụ Nữ quốc tế của chúng tôi.
Chủ đề triển lãm là vẻ đẹp đất nước, con người Việt nam. Một mảng đặc biệt trong đợt trưng bầy nầy của các tác giả là đề tài thiếu nữ và hoa, được nhấn mạnh ca ngợi cái đẹp tạo hoá ban tặng.
Phòng tranh đa dạnh màu sắc, mỗi hoạ sĩ thể hiện mình theo phong cách riêng, không ai giống ai:
- Đoàn Lê những tranh sơn dầu khổ lớn, màu chủ đạo xanh cây tràn ngập cảnh vật, khơi gợi nét đẹp tinh tế của người thiếu nữ, những khung cảnh xóm núi làng quê êm đềm.
- Lê Bá Hạnh đi riêng mật mảng kí hoạ với nết bút chứng tỏ một tay nghề vững vàng. Vẻ đẹp làng thôn, của những ngày chống Mĩ được ghi lại một cách tình camtrong suốt ba mươi năm làm việc miệt mài của người hoạ sĩ đẫ đứng tuổi này.
- Cao Nam Tiến đã làm phòng tranh rực rỡ hẳn lên với sắc màu tươi tắn, khoẻ mạnh, yêu đời. Tranh của hoạ sĩ trẻ thiên về phonh cach lập thể với những đường nét, hình khối mạnh mẽ.
- Bùi Duy Khánh ngược lại với những bức tranhthuoocs nước trong trẻo, tinh tế, gần hiện thực hơn cả. Cảnh vật qua sự chọn lọc của con mắt anh đều hài hoà, ấm áp.
Chính sự đa dạng đã khiến phòng tranh hấp dẫn. Theo nhận định ban đầu của Hội Đồng xét duyệt, không có bức tranh nào có vấn đề phải bàn xét, có thể nói tác giả đã làm việc hết sức nghiêm túc và tâm huyết.
Đoàn Lê tâm sự riêng:
- Tôi rất mừng những tranh thiếu nữ khoả thân xưa nay vốn không được trình bầy nhiều, mà lần này được phòng tranh bầy đến năm bức, với những bức khổ lớn… Đó chính là chủ đề Mùa Xuân tôi tặng cho ngày Phụ Nữ quốc tế của chúng tôi.
ĐIỀU BẤT NGỜ NGÀY VẼ MẪU
(truyện ngắn: Lê Bá Hạnh)
Kha chuẩn bị đi làm thì điện thoại bàn réo gọi, giọng cô Na phấn chấn: “Em làm thêm giờ hôm nay, để ngày mai nghỉ ở nhà vẽ mẫu…” Kha mừng như mẹ cho quà, nhảy lên xe đi làm mong đến ngày mai được vẽ mẫu người thật, không mặc quần áo, lại là cô gái trẻ. Điều này Kha mong đợi từ lâu…
Cô Na, một họa sĩ nổi tiếng nghỉ hưu trở về quê ở gần nhà với Kha. Kha là công nhân Môi trường đô thị, một họa sĩ nghiệp dư nhiệt tình. Cô Na đã đến nhà xem tranh Kha vẽ. những tranh về biển, về rừng cây màu rất đẹp. Nhưng vẽ đến người thì méo mó xộc xêch, vì Kha không biết về tỉ lệ, về xương và cơ bắp người. Họa sĩ Na hứa sẽ giúp Kha luyện cơ bản từ bài học vỡ lòng. Buổi vẽ mẫu ngày mai chắc nằm trong chương trình đó.
Kha chuẩn bị đi làm thì điện thoại bàn réo gọi, giọng cô Na phấn chấn: “Em làm thêm giờ hôm nay, để ngày mai nghỉ ở nhà vẽ mẫu…” Kha mừng như mẹ cho quà, nhảy lên xe đi làm mong đến ngày mai được vẽ mẫu người thật, không mặc quần áo, lại là cô gái trẻ. Điều này Kha mong đợi từ lâu…
Cô Na, một họa sĩ nổi tiếng nghỉ hưu trở về quê ở gần nhà với Kha. Kha là công nhân Môi trường đô thị, một họa sĩ nghiệp dư nhiệt tình. Cô Na đã đến nhà xem tranh Kha vẽ. những tranh về biển, về rừng cây màu rất đẹp. Nhưng vẽ đến người thì méo mó xộc xêch, vì Kha không biết về tỉ lệ, về xương và cơ bắp người. Họa sĩ Na hứa sẽ giúp Kha luyện cơ bản từ bài học vỡ lòng. Buổi vẽ mẫu ngày mai chắc nằm trong chương trình đó.
4 thg 3, 2011
Có một suy nghĩ
Chúc mừng một năm mới tốt đẹp! Nhiều thành công...
Người ta nói một chuyện thế này:
Phụ nữ cũng như phần mềm máy tính
Giao diện đẹp chua chắc đã thông minh/ Thông minh chưa chắc đã dễ bảo trì. Máy tính tuyệt vời ấy chưa chắc tìm thấy / dù tìm thấy chưa chắc đã đủ tiền mua/ mà mua về rồi chưa chắc đã biết quản lý/ dù có quản lý được cũng chưa chắc giữ được và luôn luôn sợ vi rút xâm nhập.hoặc hacker cuỗm mất.
Có đúng thế không em!
|
3 thg 3, 2011
CÓ MỘT DÒNG SÔNG NHƯ THẾ
Phạm Đức Nhì
Trong một chuyến về thăm quê hương, nhờ trang Web Trần Nhương tôi đã quen biết nhà thơ, họa sĩ Trần Nhương ( chủ trang Web ). Nhà thơ kiêm họa sĩ này rất cởi mở, vui vẻ, và nhiệt tình giúp tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với các nhà văn, nhà thơ Việt Nam trong đó có nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Việt Nam . Biết quê vợ tôi ở Đồ Sơn, anh Trần Nhương đã mách nước cho tôi đến tìm gặp một nhà thơ nổi tiếng của Hải Phòng, làm chủ khách sạn Hoa Thành Đạt đồ sộ ở Đồ Sơn, nhà thơ Trịnh Anh Đạt. Trịnh Anh Đạt và tôi đã mau chóng vượt qua được cái hàng rào xã giao khô cứng. Chúng tôi có nhiều buổi ngồi uống chè Núi Đối nói chuyện thơ, đọc và nghe thơ của nhau. Hai anh em đã thân nhau và trao đổi với nhau khá nhiều điều sâu kín. Qua Trịnh Anh Đạt tôi nhận được giấy mời tham dự ngày thơ Nguyên Tiêu và gặp, trò chuyện với một số nhà thơ trong Hội Nhà Văn Việt Nam .
Phạm Đức Nhì và nhà thơ Trinh Anh Đạt tại triển lãm "Mỹ Thuật Mùa Xuân 2" |
25 thg 2, 2011
NHÀ THƠ VÀ BÙA HỘ MỆNH
Lê Bá Hạnh
Thêm mấy xe ô tô chở các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, hoạ sĩ từ Hà Nội về dự. Mới buổi sáng, các hoạ sĩ tác giả phòng tranh đang treo tác phẩm lên tường đã có người vào xem vì báo An Ninh Hải Phòng; báo Lao Động; báo Nông Thôn Ngày Nay…đã đưa tin về tác giả và phòng tranh khá đầy đủ…
Thêm mấy xe ô tô chở các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, hoạ sĩ từ Hà Nội về dự. Mới buổi sáng, các hoạ sĩ tác giả phòng tranh đang treo tác phẩm lên tường đã có người vào xem vì báo An Ninh Hải Phòng; báo Lao Động; báo Nông Thôn Ngày Nay…đã đưa tin về tác giả và phòng tranh khá đầy đủ…
Đoàn Lê đọc bài thơ mới nhất |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)